|
|||
Theo đó, nội dung làm việc của hai bên tập trung vào một số lĩnh vực như: Đánh giá, trao đổi về những điểm tích cực và hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện nghiên cứu lý luận chính trị qua các giai đoạn từ năm 1991 đến nay; Vai trò và quan hệ phối hợp tổ chức, triển khai hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị giữa Bộ các cơ quan liên quan; Kết quả và những đóng góp của các nhiệm vụ (đề tài) nghiên cứu lý luận chính trị qua các giai đoạn; Vai trò của Bộ KH&CN trong công tác chỉ đạo và xây dựng cơ chế quản lý đặc thù đối với hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị; Định hướng nghiên cứu và giải pháp tổ chức, triển khai hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị đến năm 2020,... Phần lớn các đại biểu tham dự đều cho rằng, trong quá trình thực hiện, các chương trình, đề tài phần nào đã huy động, tập hợp được lực lượng tinh hoa của cả giới KHXH&NV bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nghiên cứu khoa học ở Trung ương với đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý ở các địa phương giúp cho việc lựa chọn những giải pháp, đề xuất, kiến nghị vừa mang giá trị tầm vóc lý luận vừa có tính thực tiễn cao nhằm giải đáp những vấn đề cơ bản, cấp bách về kinh tế - xã hội cũng như văn hóa ở mỗi thời kỳ. Ngoài ra, các đề tài thuộc chương trình KHXH cũng như đề tài độc lập trong quá trình triển khai thực hiện đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội X của Đảng. Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề cơ bản và cấp bách của quá trình phát triển đất nước, từ đổi mới tư duy và hình thành tư duy phát triển mới, xác định thực chất bước chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh thế giới hiện nay. Tuy nhiên, các đại biểu đã đưa ra một số điểm bất cập trong quá trình triển khai như: vẫn xảy ra tình trạng chậm trễ, kéo dài tiến độ thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu; chưa có bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên trách tổng hợp các chương trình, đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành ở địa phương trong cơ chế quản lý hoạt động KHXH&NV; việc tập hợp các kết quả nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHXH&NV trong thời gian qua,… Cũng tại buổi làm việc, các đại biểu đều thống nhất việc nghiên cứu lý luận chính trị sẽ tập trung giải quyết những vấn đề đặt ra trong Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020 đối với lĩnh vực KHXH&NV như: nghiên cứu và dự báo các xu thế phát triển của mỗi khu vực và thế giới nửa đầu thế kỷ XXI; nghiên cứu, xác định mô hình phát triển về cơ cấu kinh tế, đề xuất các giải pháp phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nghiên cứu đặc điểm hình thành và phát triển văn hóa, dân tộc và tôn giáo để phục vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân,… Tin, ảnh: Ngũ Hiệp |