|
|||
Thành công nhờ khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ Sáng 28/5, tại TP.HCM, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức buổi hội thảo “Sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại toàn cầu - giải pháp khắc phục điểm yếu cho doanh nghiệp Việt”. Buổi hội thảo tập trung thảo luận những nội dung như: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và không gian sáng tạo của doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề sở hữu trí tuệ trong mội trường toàn cầu hóa.
Đồng thời, ông Quân khuyến cáo, trong bối cảnh hiện nay, để bảo hộ quyền SHTT các doanh nghiệp phải luôn luôn sáng tạo, nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng hóa để bảo vệ thương hiệu của mình. (Theo Khám phá 28/5). Loài tắc kè mới ở Việt Nam Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài tắc kè thuộc giống Gekko dựa trên mẫu thu thập ở vùng đá vôi tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và cả ở Trung Quốc. Tắc kè mới có tên khoa học là Gekko adleri Nguyen, Wang, Yang, Lehmann, Le, Ziegler & Bonkowski, 2013. Việc phát hiện loài mới là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Việt Nam, Trung Quốc và Đức. Kết quả được công bố trên tạp chí Zootaxa tháng này. Tắc kè adleri có đặc điểm như chiều dài đầu và thân tới 75 mm, chiều dài đuôi tới 83 mm. Phần trên đầu và thân của chúng có màu xám nâu hoặc xám đen với 4 sọc ngang sang mầu trên lưng. Loài tắc kè mới sống bám trên vách đá hoặc các kẽ nhỏ ở vùng núi đá vôi, các loại thức ăn tìm thấy trong dạ dày của chúng là dế, ong và mối. (Theo vnexpress 29/5). Nghiên cứu sản xuất giống và ứng dụng nuôi cá chép dòng Hungary Khoa thủy sản - Đại học Cần Thơ vừa hoàn thiện đề tài nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thuần hóa, sản xuất giống và ứng dụng nuôi cá chép dòng Hungary trong mô hình lúa - cá tại tỉnh Hậu Giang, do PGS.TS. Dương Nhựt Long làm chủ nhiệm đề tài. Cá chép dòng Hungary được di nhập và nuôi vỗ trong ao tại khoa thủy sản - Đại học Cần Thơ. Sau đó kích thích cá sinh sản bằng các biện pháp khác nhau để tìm biện pháp hiệu quả nhất. Cá chép giống được nuôi hỗn hợp với các đối tượng cá khác trong 15 ruộng lúa có diện tích dao động từ 3.000 - 8.500 m2 tại 2 huyện Long Mỹ và Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Kết quả thực nghiệm cho thấy năng suất cá 857,6 - 917,3 kg/ha; năng suất bình quân đạt được 947 kg/ha. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đạt 11,9 - 20,4 triệu đồng/ha. (Theo Khoa học phổ thông 30/5). Tham vấn ý kiến về cơ chế, chính sách đối với tổ chức KH&CN Ngày 5/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội nghị tham vấn góp ý dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) (sửa đổi) và dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành. Hội nghị do Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật Châu Á-Thái Bình Dương (IAP) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức. Hội nghị được tổ chức nhằm lấy ý kiến các tổ chức KH&CN đại diện các ngành, lĩnh vực khác nhau ở một số vùng, miền về các vấn đề liên quan đến hoạt động KH&CN nhằm tổng hợp thêm các ý kiến và kiến nghị Ủy ban KHCN&MT nghiên cứu, xem xét, chỉnh lý, hoàn thiện hơn nữa Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội Khóa XIII kỳ họp thứ 5 xem xét thông qua ngày 18 tháng 6 năm 20013 và chỉnh lý dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN (sửa đổi) liên quan đến tổ chức KH&CN phù hợp hơn trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành. (Theo Tuyên giáo 30/5). Giao lưu giữa các nhà khoa học Việt Nam và thế giới Ngày 30/5, tại thành phố Blois, miền trung nước Pháp, đã diễn ra cuộc gặp gỡ Blois lần thứ 25 mang tên “Vật lý hạt và vũ trụ học.”. Đây là cuộc gặp gỡ giữa các nhà khoa học từ các chuyên ngành khác nhau, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các nhà khoa học Việt Nam và cộng đồng khoa học quốc tế. Sự kiện này được tổ chức dưới sự chủ trì của giáo sư, tiến sỹ Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam tại Pháp, thu hút sự tham gia của 144 đại diện đến từ 27 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, như Anh, Mỹ, Đức, Italy,... Trong 5 ngày diễn ra cuộc Gặp gỡ Blois, các đại biểu đã nghe khoảng 30 bản báo cáo khoa học đề cặp đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Đặc biệt, các đại biểu đã nghe giáo sư Trần Thanh Vân đã trình bày về dự án xây dựng “Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành” với quy mô 18,4ha tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, Việt Nam, với tổng mức đầu tư khoảng 6 triệu USD.
Giáo sư Trần Thanh Vân trò chuyện tại Cuộc gặp gỡ Blois Theo Đại sứ, đây là “cơ hội quý báu” để các nhà khoa học Việt Nam và các nhà quốc tế có tên tuổi có thể gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khác nhau để “dệt nên sự hợp tác hiệu quả” trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam với Pháp và các nước khác trên thế giới. (Theo vietnamplus 31/5). Robot phun thuốc trừ sâu Chàng trai trẻ ở vùng sâu tỉnh An Giang đã làm các lão nông thán phục khi chế tạo thành công robot phun thuốc trừ sâu thay vì phun thủ công như trước đây. Đó là Trần Thanh Tuấn, ngụ ở ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, H.Thoại Sơn. Nhiều nhà nông đánh giá khi robot di chuyển, đè lên cây lúa không gây hao hụt do hệ thống bánh xe của robot chỉ làm lúa rạp xuống, không làm gãy nhánh lúa. Từ thành quả này, HTX nông nghiệp xã Vĩnh Trạch đã hỗ trợ Tuấn 10 triệu đồng để anh hoàn thiện robot cung cấp cho thị trường. Tuấn cho biết anh tiếp tục nâng cấp robot như bình chứa nước 50 lít thay bằng bình 100 lít, nâng công suất phun lên 20 công lúa trong một giờ. (Theo thanhnien 31/5). Nên tập trung kinh phí khoa học cho Bộ KH&CN Khi đọc dự thảo luật KH&CN sửa đổi, nguyên Viện trưởng viện Toán, GS.TSKH Ngô Việt Trung có nhiều điểm đồng tình. Tuy nhiên, theo ông, cần tránh tình trạng phân bổ kinh phí khoa học theo “mặt trận” như hiện nay. Thực tế là nhiều Bộ, địa phương đã sử dụng ngân sách cho khoa học sai mục đích. Trong khi đó, Bộ KHCN chỉ được khoảng 10% đầu tư vào khoa học, nên khó có thể nhận trách nhiệm về những thiếu sót của ngành. Bởi thế, cần tập trung kinh phí nghiên cứu khoa học cho Bộ KH&CN hoặc đưa về các quỹ nghiên cứu. Tuy nhiên, trong điều kiện chúng ta chưa có lực lượng nghiên cứu khoa học đông đảo thì khó có thể thành lập hội đồng các quỹ nghiên cứu khoa học ở các địa phương, mà nên tập trung ở Trung ương…(Theo vietq.vn 31/5). Hà Trang (Tổng hợp) |