|
||||||||||||||
Thực tế ấy đòi hỏi cần phải sửa đổi luật, tạo đà cho hoạt động KH-CN có bước phát triển mới. Với vị trí là đạo luật cơ bản về lĩnh vực KH-CN, Luật KH-CN nhằm thể chế hóa những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH-CN phục vụ mục tiêu phát triển đất nước nhanh, bền vững. Nhân dịp này, Báo Đất Việt phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông Khoa học Công nghệ - Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến trên báo Đất Việt Online với chủ để: “Đào tạo, sử dụng nhân lực, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài về khoa học và công nghệ” vào lúc 9h00-11h00 ngày 8/5/2013 tại báo Đất Việt số 3/C11, Ngõ 17, Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội Tất cả những vấn đề trên được trao đổi, thảo luận trong buổi giao lưu sẽ cung cấp thêm thông tin toàn diện về việc phát triển nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ trước khi Luật KH-CN được “ấn nút” thông qua tại kì họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII. 1. Ông Đỗ Việt Trung, Phó Vụ trưởng Vụ TCCB, Bộ KH-CN Dưới đây là toàn bộ nội dung buổi giao lưu.
-Hiện các nhà khoa học đang bày tỏ sự nản chí, không say mê nghiên cứu. Các trường đại học chọn việc nghiên cứu như một hình thức để cho có, như vậy chất lượng sẽ không thể đảm bảo? Theo ông vì sao có tình trạng này? PGS. TS. Lê Quân: Tôi cho rằng có hai nguyên nhân cơ bản của tình trạng giảng viên tại trường Đại học không say mê và tích cực nghiên cứu khoa học: Thứ nhất, từ năng lực của giảng viên. Thực tế đã chỉ ra, trường đại học nào chú trọng tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng giảng viên về năng lực nghiên cứu khoa học thì hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ đi vào nề nếp. Ví dụ tại ĐHQG HN, với gần 1000 tiến sĩ, trong đó quá nửa là đào tạo ở nước ngoài về, nghiên cứu khoa học trở thành nhu cầu và đòi hỏi cấp thiết của đa phần giảng viên. Thứ hai, từ động lực của mỗi giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Khi nghiên cứu khoa học chưa mang lại thu nhập đảm bảo cuộc sống, giảng viên sẽ dành thời gian nhiều hơn cho giảng dạy và các công việc khác có thu nhập cao hơn. Tại các nước phát triển, giảng viên đại học có thu nhập cao và có số giờ giảng định mức ít, khi đó họ phải và có thể dành nhiều thời gian hơn cho nghiên cứu khoa học. Điều này chưa hẳn đúng tại Việt Nam. Cá nhân tôi cho rằng nguyên nhân thứ nhất quan trọng hơn. Theo quan sát của tôi, những giảng viên có năng lực nghiên cứu khoa học đang có thu nhập tăng nhanh. Khi xã hội hướng đến đãi ngộ nhà khoa học theo sản phẩm đầu ra, thì thu nhập của người làm nghiên cứu phụ thuộc rất lớn vào năng lực của họ. - Thưa TS Trần Xuân Hồng! Muốn phát triển được KH-CN phải có con người, nhưng thực tế các đơn vị nghiên cứu hiện nay rất khó để thu hút những người trẻ dấn thân vào con đường khoa học (do lương thấp, đãi ngộ ít, trong khi họ đi làm kinh tế nhiều tiền hơn) vậy Bộ KH-CN có cách gì để thu hút những người trẻ vào nghiên cứu? TS Trần Xuân Hồng: Thực tế hiện nay đúng là rất khó thu hút lực lượng trẻ vì những lý do đãi ngộ, thu nhập thấp và lớp trẻ cũng muốn có cơ hội thăng tiến. Một điều quan trọng nữa là đầu tư cơ sở vật chất cho ngành KH-CN còn thấp nên những người vào làm việc trong ngành này còn khó khăn. Chính vì thế không phát triển được tính sáng tạo của họ. Đối với vấn đề này Bộ KH-CN đã có xây dựng chủ trương chính sách đãi ngộ tôn vinh các nhà khoa học và đầu tư phát triển các Viện nghiên cứu. Đây là việc làm cần thiết nhưng đòi hỏi thời gian và sự đồng thuận của các cấp bằng các chính sách đầu tư cho KH-CN. Vừa qua trong Dự thảo Luật KH-CN sửa đổi, Bộ KH-CN cũng đã đề xuất những chủ trương để cải thiện việc này với những hy vọng có chính sách hợp với thực tế và mong muốn của giới khoa học. Hy vọng điều này sẽ được thực hiện. Ngoài ra, chính sách đào tạo cũng như việc chú trọng tìm nguồn, huy động các nguồn đầu tư để tạo điều kiện cho lớp trẻ ngay từ trong trường đại học có thể tham gia công tác nghiên cứu. Điều này được thể hiện bằng sự công nhận các trường đại học vừa là cơ sở đào tạo vừa là cơ sở nghiên cứu, có bổ sung biên chế nghiên cứu cho các trường đại học. Đây là những biện pháp cụ thể để thu hút lớp trẻ tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học. -Việc bố trí ngân sách cho các đề tài của Viện ông có gặp khó khăn gì? Có khi nào đề tài/dự án xây dựng mà không thể triển khai do chậm ngân sách không thưa ông Trần Xuân Hồng? TS Trần Xuân Hồng: Thực trạng hiện nay thủ tục để bố trí ngân sách cho các nhiệm vụ nghiên cứu không chỉ đối với Viện tôi mà cả các cơ quan nghiên cứu KH-CN còn nhiều bất cập: kinh phí không đủ để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu lớn, thủ tục phức tạp, tiến trình cấp phát cứng nhắc. Để có thể bố trí được kinh phí nghiên cứu cho năm sau các nhà khoa học phải xây dựng ý tưởng và hoàn thành các thủ tục chậm nhất từ tháng 7 năm trước. Trong lúc đó hoạt động nghiên cứu ứng dụng lại phát sinh do yêu cầu thực tế và có những chuyện cấp thiết cũng khó có thể bố trí được kinh phí ngay khi cần. Có thể hình dung cách quản lý cấp phát kinh phí cho hoạt động nghiên cứu hiện tại giống như quản lý kinh phí phục vụ cho xây dựng cơ bản. Thời điểm cấp kinh phí để thực hiện thường là đến tháng 4 hoặc tháng 5 hàng năm kinh phí mới đến được tay người làm nghiên cứu. Nhưng có nhiều nhiệm vụ đến tháng 11 đã phải làm thủ tục để chuẩn bị nghiệm thu. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu. Như vậy thời gian để các nhà khoa học thực hiện các thao tác nghiên cứu bị gò bó bởi cách quản lý hiện nay. Vì kinh phí nghiên cứu khoa học vẫn quản lý theo kiểu phải quyết toán hàng năm mà không theo thực tế nhiệm vụ nghiên cứu. Cách quản lý kiểu hành chính đôi khi khiến cho những ý tưởng sáng tạo hạn chế bởi vì từ khi có ý tưởng đến khi có kinh phí để thực hiện tính thời sự đã không còn. Thực tế cũng đã có rất nhiều đề tài, dự án sau khi hoàn tất thủ tục để cấp kinh phí đến khi thực hiện thì không được nữa bởi vì yêu cầu thực tế đã thay đổi. - Thưa ông Đỗ Tuấn Đạt! Ông có thể cho biết những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học của công ty trong thời gian vừa qua, cũng như những kinh nghiệm mà công ty đã thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học? -Một trong những thành công mà nhiều doanh nghiệp có được chính là nhờ sử dụng và đãi ngộ tốt cán bộ nghiên cứu. Vậy doanh nghiệp của ông đã thực hiện việc sử dụng và đãi ngộ người nghiên cứu như thế nào? Kết quả ra sao?
TS. Đỗ Tuấn Đạt: Thứ nhất, công ty luôn xác định doanh nghiệp là một cơ sở để đào tạo. Do các hoạt động trong doanh nghiệp đều mang tính chất chuyên môn đặc thù nên các cán bộ khi vào làm trong doanh nghiệp đều cần phải có đào tạo chuyên biệt. Các cán bộ sau khi được đào tạo sẽ được đãi ngộ cũng như có hướng để qui hoạch đến những vị trí chủ chốt của công ty. TS Trần Xuân Hồng: Chức năng của Viện tôi là nghiên cứu ứng dụng cho nên các kết quả sau nghiên cứu của Viện đều được đưa vào thực tế áp dụng. Điều này thực hiện được là nhờ khi xây dựng ý tưởng nghiên cứu đều xuất phát từ yêu cầu của thực tế cuộc sống. Tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế cũng còn có những khó khăn. Không phải tất cả các nội dung nghiên cứu đều đáp ứng hết được yêu cầu của thực tế và chế tài để các doanh nghiệp áp dụng các kết quả nghiên cứu hiện nay cũng không có. Vấn đề này liên quan đến cơ chế đặt hàng của nhà nước, các ngành, doanh nghiệp tới các nhà nghiên cứu. Hiện nay các nội dung nghiên cứu đều do các nhà khoa học, quản lý các cơ quan nghiên cứu xây dựng lên theo khảo sát thực tế và ý kiến chủ quan cũng như năng lực hiện tại. Còn việc đặt hàng từ nhà nước hay doanh nghiệp còn rất hạn chế. Do đó việc các kết quả nghiên cứu đi được vào thực tế chủ yếu là do nỗ lực của các nhà nghiên cứu (đó là sự cố gắng, tận dụng các mối quan hệ). Điều này đôi khi khiến kết quả nghiên cứu tốt nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu gắn kết với thực tế. Những khó khăn này sẽ được cải thiện nếu Dự thảo Luật KH-CN sửa đổi được thông qua. Trong Luật có các điều luật liên quan đến trách nhiệm đặt hàng của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đồng thời quy trách nhiệm của cơ quan chủ trì nghiên cứu đối với các kết quả. - Vốn là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp tư nhân nếu muốn đầu tư vào lĩnh vực KH-CN. Thời gian tới, đề án mới có những chính sách thay đổi nào cho phù hợp với tình hình hiện tại không thưa ông? Đặc biệt trong thời điểm khó khăn như hiện nay? Thứ hai, cần cho các DN kể cả các DN tư nhân tham gia vào các đề tài và dự án nghiên cứu cấp Nhà nước nếu mục tiêu của các đề tài và dự án này đáp ứng được mục tiêu chung về định hướng nghiên cứu khoa học của Nhà nước. Từ đó, các DN có thể tiếp cận nguồn vốn của ngân sách Nhà nước phục vụ cho KH-CN. Thứ ba, DN có các qũy phát triển khoa học công nghệ cần được ưu đãi về thuế khi sử dụng nguồn vốn này đầu tư mua máy móc, thiết bị vật tư, xây dựng cơ bản...
- Thưa ông Lê Quân! Nhiều nhà khoa học cho rằng, chính sách mà chúng ta đang áp dụng cho những người làm công tác nghiên cứu khoa học ở đơn vị hành chính sự nghiệp chưa phù hợp với lao động sáng tạo, trong đó có chế độ tuyển dụng, chế độ lương bổng, sắp xếp và bố trí công việc. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào? PGS. TS. Lê Quân: Tôi đồng ý với nhận định này. Tuy nhiên, nó chưa hẳn đúng với từng đơn vị cụ thể bởi hiện cũng có nhiều đơn vị sự nghiệp đang tiên phong đổi mới trong hoạt động quản trị nhân lực. Ví dụ, cũng là đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng một số đơn vị thuộc ĐHQG HN và ĐHQG TP. HCM, hoạt động theo cơ chế tự chủ toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, cơ chế quản lý được đánh giá khá thuận lợi cho nhà khoa học. Quan điểm cá nhân tôi thì lại cho rằng hiện hành lang pháp lý cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, sự nghiệp như Nghị định 115, Nghị định 43 cũng đã khá thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng nên thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện tốt tuyển dụng, đãi ngộ, bố trí sử dụng chưa tốt nếu có thì nguyên nhân quan trọng hơn có lẽ là con người, chứ không hẳn chỉ do chính sách.
-Hiện nay còn nhiều nhà khoa học trẻ sau khi học ở nước ngoài không muốn về nước làm việc. Điều đó có phải do chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập, khiến các nhà khoa học chưa phát huy hết khả năng và sự sáng tạo của mình, thưa ông Quân? PGS. TS. Lê Quân: Có rất nhiều nguyên nhân mà trong đó có hai nguyên nhân lớn là thiếu điều kiện trang thiết bị làm việc và thiếu cơ chế, nguồn lực triển khai đãi ngộ tài chính và phi tài chính. Nguyên nhân thứ nhất thì quá rõ, muốn thu hút được người có trình độ, ngân sách đầu tư trang thiết bị phục vụ nghiên cứu thường cao gấp nhiều lần tiền lương trả cho nhà khoa học. Nhà khoa học khi ở lại nước ngoài, họ có điều kiện để triển khai các ý tưởng nghiên cứu. Nguyên nhân thứ hai là thu nhập và môi trường làm việc, chưa đáp ứng yêu cầu. Về thu nhập, theo các chế độ hiện hành, nhà khoa học trẻ thường có thu nhập rất thấp. Năm năm đầu sau khi về nước tiền lương thấp (khởi đầu thang bảng lương nhà nước), lại ít có cơ hội có các đề án, đề tài, dự án để tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó, môi trường làm việc cũng rất quan trọng. Cách quản lý các nhà khoa học mang tính hành chính, sẽ khó thu hút được nhà khoa học trẻ, đang quen tác phong làm việc ở nước ngoài. -Thưa TS Trần Xuân Hồng! Ông có nghĩ rằng, Dự thảo Luật KH-CN sửa đổi lần này sẽ tạo bước đột phá trong khoa học công nghệ? TS Trần Xuân Hồng: Tôi tin rằng Dự thảo Luật KH-CN sửa đổi lần này sẽ tạo ra bước đột phá vì các nội dung sửa đổi đang tập trung vào để đáp ứng các yêu cầu quản lý hoạt động KH-CN của ngành. Tập trung giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp thiết hiện nay như: - Vấn đề phát triển nguồn nhân lực (chế độ đãi ngộ, vinh danh...) - Xác định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH-CN cũng như việc đẩy mạnh ứng dụng các kết quả nghiên cứu. - Cơ chế tài chính (cơ chế cấp phát, đa dạng hoá nguồn vốn, đưa ra những hình thức quản lý kinh phí nghiên cứu thông qua các quỹ... -Vậy theo ông, việc đấu thầu đề tài/dự án nghiên cứu hiện nay đã thực sự minh bạch, tìm đúng người, đúng việc? TS Trần Xuân Hồng: Bản chất của cơ chế đấu thầu là minh bạch và xác định được đúng người để giao đúng việc. Tuy nhiên chất lượng của các hội đồng đấu thầu các nhiệm vụ KH-CN ảnh hưởng rất lớn đến việc minh bạch và đúng người đúng việc hay không. Hiện nay việc đề xuất thành phần hội đồng do các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất. Theo tôi vẫn còn thiếu cơ sở dữ liệu các chuyên gia đủ năng lực chuyên môn sâu để tham gia vào các hội đồng. Thiếu các chế độ ưu đãi để gắn trách nhiệm các thành viên tham gia hội đồng. Cho nên đôi khi vẫn còn có hiện tượng thiên vị, qua loa trong việc xét thầu. Việc này cũng đã được tính đến và đưa vào nội dung của Dự thảo Luật KH-CN sửa đổi.
-Trong những năm qua, Công ty ông đã đầu tư như thế nào cho nghiên cứu KH-CN? Đâu là khó khăn lớn nhất khi thực hiện vấn đề này thưa ông Đạt? Thứ hai, công ty đã có phòng nghiên cứu phát triển với đội ngũ các cán bộ khoa học có trình độ tự làm chủ công nghệ từ đó cho ra đời nhiều sản phẩm mới, phục vụ cho công tác kinh doanh của công ty. Các sản phẩm này hiện sắp được đăng kí lưu hành và hi vọng trong thời gian tới sẽ là các sản phẩm kinh doanh chủ lực của công ty. -Thưa ông Đỗ Việt Trung! Ông có thể cho biết một số nét chính về thực trạng phát triển nhân lực ngành KH-CN hiện nay? 1.Về một số kết quả đã đạt được: -Hiện nay vẫn còn mâu thuẫn lợi ích giữa nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và chủ đầu tư, gây khó khăn không nhỏ cho việc chuyển giao công nghệ vào cuộc sống. TS có thể chỉ ra những xung đột đó là gì. Biện pháp nào để khắc phục? (Trần Toàn, Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) TS Trần Xuân Hồng: Trên thực tế không có sự mâu thuẫn lợi ích giữa nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và chủ đầu tư. Điều đáng quan tâm hiện nay là thiếu môi trường để kết nối giữa nhà sản xuất và nhà đầu tư. Cho nên việc đề ra các biện pháp để kết nối giữa ba nhà với nhau là việc làm cần thiết. Đây cũng là mục đích được đề ra trong việc sửa đổi Luật KH-CN lần này. - Hiện nay còn nhiều nhà khoa học trẻ sau khi học ở nước ngoài không muốn về nước làm việc. Điều đó có phải do chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập, khiến các nhà khoa học chưa phát huy hết khả năng và sự sáng tạo của mình, thưa ông? TS Trần Xuân Hồng: Bạn nói đến điều này thực tế là có như vậy nhưng theo tôi cũng không hẳn tất cả các bạn trẻ đều không về là vì chính sách đãi ngộ mà còn vì điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động nghiên cứu trong nước cũng hạn chế so với các điều kiện ở nước ngoài. Điều này làm cho họ không phát huy hết được khả năng sáng tạo của mình nên họ phải cân nhắc. Sự cân nhắc này tôi nghĩ là cũng hợp lý. Vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước là phải có chính sách huy động được nguồn tài chính, sử dụng nguồn tàii chính hiệu quả trong việc đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn. Cách làm này sẽ tạo lực hút các bạn trẻ trở nước làm việc, nghiên cứu. -Trong dự thảo Luật khoa học công nghệ sửa đổi, được biết có quy định bắt buộc các doanh nghiệp trích phần trăm lợi nhuận trước thuế để đầu tư cho quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp mình? Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông? TS Trần Xuân Hồng: Tôi nghĩ đây là vấn đề cần. Đầu tư cho KH-CN là mối quan tâm của toàn xã hội chứ không riêng gì doanh nghiệp. Còn cách làm như thế nào và sử dụng ra sao thì cần phải nghiên cứu cho phù hợp. Ví dụ với doanh nghiệp nhỏ, lợi nhuận ít thì việc trích quỹ cũng sẽ ít cho nên phải có hình thức trích vào quỹ chung để tạo ra nguồn kinh phí lớn phục vụ cho phát triển. Ý tôi là với các doanh nghiệp nhỏ việc trích quỹ riêng tại doanh nghiệp có thể không cần thiết mà nên trích vào quỹ chung của địa phương. Như vậy sẽ giúp cho quỹ có quy mô đủ lớn đáp ứng được nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ.
- Chào ông Lê Quân! Là Giảng viên tham gia công tác quản lý ở Đại học, ông có thể cho biết nếu như các trường đại học đều có Quỹ dành riêng cho phát triển KH-CN thì nên sử dụng nguồn kinh phí đó như thế nào? PGS. TS. Lê Quân: Theo quy định, các trường ĐH đều có quỹ dành cho phát triển KH-CN. Tuy nhiên, quỹ này còn rất nhỏ và chỉ mang tính động viên hơn là đầu tư. Bên cạnh đó, các trường còn có thể lập các quỹ khuyến khích phát triển KH-CN khác để huy động nguồn lực xã hội. ĐHGQ HN và ĐHQG TP. HCM đã lập Quỹ phát triển ĐHQG để phát triển nhân tài và hỗ trợ các nhà khoa học trẻ. Các Quỹ này cũng đã huy động được hàng trăm tỷ từ xã hội. Khi phát triển các Quỹ, cơ chế tài chính chi KH-CN sẽ được thông thoáng hơn. Tuy vậy, cũng đòi hỏi các trường phải minh bạch các hoạt động của Quỹ. Để Quỹ trở nên hiệu quả các trường cần thiết lập kênh giao tiếp trực tiếp giữa Quỹ và các nhà khoa học có nhu cầu. Kinh phí phải được đảm bảo đến được với nhà khoa học có nhu cầu và có sản phẩm đáp ứng yêu cầu. Quỹ chỉ nên đầu tư cho những ý tưởng mang tính đột phá và cần bệ đỡ ban đầu. Không nên đầu tư cho các hoạt động KH-CN mang tính thường xuyên. -Một nhà khoa học trong cuộc họp về chính sách phát triển nguồn nhân lực KH-CN đã nói rằng, đào tạo đội ngũ KH-CN đã quan trọng, song đào tạo đội ngũ quản lý khoa học còn quan trọng hơn. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Đỗ Việt Trung: Theo tôi, nhà khoa học hay nhà quản lý khoa học đều quan trọng vì mỗi người đều có một vị trí, vai trò riêng. Ví như, nếu coi hoạt động khoa học công nghệ như một chiếc xe thì người quản lý khoa học có vai trò như là bộ phận lái. Còn cán bộ khoa học như chiếc bánh xe, thiếu bộ phận nào thì xe cũng không thể hoạt động. -Một trong những vấn đề thời sự hiện nay là nhiều doanh nghiệp VN đang sử dụng bất hợp pháp bản quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân đã được pháp luật bảo hộ. Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này? Ở doanh nghiệp của ông có bao giờ bị xâm phạm quyền SHTT không? Cách giải quyết của ông là gì? Theo tôi cần có những qui định cụ thể về việc cam kết bảo mật đối với các cán bộ được tiếp cận với các nguồn thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của tác giả. Ông Đỗ Việt Trung: Trong Dự thảo Luật KH-CN sửa đổi có dành một điều quy định chức danh khoa học và chức danh công nghệ đây là những nội dung mới so với luật trước đây. Xin lưu ý, chức danh khoa học và chức danh công nghệ không phải theo chức danh viên chức được quy định theo Luật viên chức mà là những chức danh được quy định để thể hiện trình độ, năng lực và đóng góp của nhà khoa học. Về chức danh khoa học sẽ bao gồm: Trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên cao cấp. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ KH-CN, các bộ, ngành có liên quan sẽ quy định chi tiết về hệ thống danh mục, tiêu chuẩn, mã số chức danh khoa học và chức danh công nghệ. Mặc dù còn rất nhiều câu hỏi của độc giả nhưng do thời lượng buổi giao lưu có hạn nên chúng tôi xin phép được trả lời vào một dịp khác. Mọi câu hỏi xin gửi về địa chỉ khoahoc@baodatviet.vn hoặc ttkhcn@most.gov.vn, tuyentruyen@most.gov.vn Rất mong được gặp lại độc giả trong những lần giao lưu sau. Xin trân trọng cảm ơn! Báo Đất Việt |