Đây là thông tin được ông Đỗ Tiến Dũng – Quyền Giám đốc Cơ quan điều hành Qũy Phát triển KH&CN Quốc gia cho biết tại hội nghị triển khai đánh giá, xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV năm 2013 vừa diễn ra ngày 6/10 tại Hà Nội.
Theo đó, năm 2012 số lượng đề tài đăng ký theo vùng miền cũng không có những khác biệt so với năm 2011. Số lượng đề tài vẫn tập trung chủ yếu ở miền Bắc với 118/141 đề tài; miền Nam chỉ có 18/141 đề tài và miền Trung ít hơn với 5/141 đề tài.
So với năm 2011, số lượng đăng ký tài trợ nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV năm 2012 tăng 17 đề tài (năm 2011 có 124 và năm 2012 là 141 đề tài), số lượng đề tài thuộc các lĩnh vực giao động từ 7 đến 25.
Năm 2012, đề tài đăng ký tập trung ở một số đơn vị nghiên cứu mạnh, cụ thể Viện Khoa học Xã hội Việt Nam có 39 đề tài, chiếm 28%; Đại học Quốc gia Hà Nội có 19 đề tài, chiếm 14%; Đại học Kinh tế Quốc dân có 11 đề tài, chiếm 8%...;
Đặc biệt, số lượng đề tài đăng ký tài trợ nghiên cứu cơ bản trong KHXH&NV trong năm 2012 tập trung chủ yếu ở các Viện, trường với 48,92% các đề tài thuộc các Viện; 42,45% các đề tài thuộc các trường đại học; các Hội chỉ chiếm 9%.
Đây là năm thứ 3 Qũy Phát triển KH&CN Quốc gia tiến hành tài trợ cho các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Bắt đầu từ năm 2010, Qũy Phát triển KH&CN Quốc gia đã bắt đầu tài trợ cho các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đây cũng là lần đầu tiên nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực này được chính thức triển khai ở Việt Nam. Việc đưa nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn chính thức vào các các hoạt động khoa học và công nghệ là một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta. |
Phương Hoàn
|