|
|||
Đó chính là một trong những lý do khiến chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển của khu vực nông thôn giai đoạn 2011 – 2020”, PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh - Trường ĐHKHXH&NV, chủ nhiệm đề tài chia sẻ. Trong 10 năm qua, quá trình đô thị hóa ở nước ta tăng nhanh chóng, trung bình 3,4%. Tính đến cuối năm 2010, cả nước có 755 đô thị các loại. Nhưng đô thị hóa ở Việt Một trong những điểm nóng nữa của sự phát triển đô thị hóa là khu vực ven đô thị, nơi đang chịu nhiều những áp lực nặng nề của 2 xu hướng phát triển và bảo tồn, giữa lợi ích phát triển kinh tế và nhu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa và đảm bảo phát triển bền vững cho cả thành phố. Đề tài nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học tổng hợp liên ngành, tiếp cận theo quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử, phát triển, tiếp cận trên quan điểm của chủ nghĩa mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đề tài thực hiện phương pháp điều tra xã hội học đã được thực hiện tại 5 tỉnh gốm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Sau 2 năm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh và cộng sự đã hoàn thành công trình nghiên cứu. Đề tài đã đăng được 23 bài trên các tạp chí chuyên ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV; một số bài viết tham gia hội thảo khoa học quốc tế và đang hoàn thiện cuốn sách “Tác động của đô thị hóa đến phát triển nông thôn Việt Nam”. Đề tài vừa được nghiệm thu ngày 9/5 và được nhiều nhà khoa học đánh giá là đề tài đầu tiên nghiên cứu sâu và có hệ thống về tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển khu vực nông thôn và có nhiều kết quả áp dụng vào thực tiễn. Tin, ảnh: Phương Hoàn
|