Bản in
Cần cách mạng “xanh” trong sản xuất nông nghiệp
“Nhật Bản là quốc gia hạn chế về tài nguyên, tập trung nhiều cho sản xuất công nghiệp nhưng về chất lượng sản phẩm nông nghiệp, Nhật Bản không thua kém bất kỳ nước nào trên thế giới, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm này với phía Việt Nam”.

Đấy là quan điểm của GS. Shunichi Nakada đến từ Viện hợp tác quốc tế Nhật Bản trong hội nghị trực tuyến về “Hội thảo Nâng cao Năng xuất Nông nghiệp” được tổ chức bởi Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam vào ngày 21/3 tại Hà Nội. 

Hội thảo đã thu hút rất nhiều các chuyên gia, diễn giả đến từ 8 quốc gia với 10 đầu cầu trực tuyến gồm: Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ… trong đó Việt Nam có 2 đầu cầu trực tuyến tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại đầu cầu Việt Nam đều tập trung vào vấn đề  thu hẹp đất nông nghiệp, cùng với đó là việc “mọc” lên các Khu công nghiệp(KCN), Khu chế xuất(KCX), Khu kinh tế(KKT),...vậy giải pháp nào cho phát triển nông nghiệp với diện tích nhỏ nhưng vẫn đạt được năng suất và chất lượng cao hơn trước đây. Bên cạnh đó, các hộ nông dân nhỏ lẻ là những người chịu sự tác động nhiều nhất trong quá trình công nghiệp hóa(CNH), hiện đại hóa(HĐH). Tuy nhiên họ rất khó tiếp cận được nguồn vốn từ phía chính phủ cho sản xuất nông nghiệp cũng như cập nhật thông tin về Khoa học công nghệ(KHCN) trong sản xuất.

Theo GS. Kyu Kim đến từ Đại học Quốc gia Chonnam(Hàn Quốc) cho biết: việc thu hẹp dần đất nông nghiệp dành cho phát triển công nghiệp không chỉ riêng Việt Nam mà xảy ra tại các nước như Idonesia, Philipin, ... đây là xu thế tất yếu trong phát triển công nghiệp

Qua hội thảo, GS Kim giới thiệu một số giống lúa đến từ Hàn Quốc có năng suất cao như giống lúa Japonica, Tong il. Hai giống lúa đã mang lại hiệu quả cao về năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp của Hàn Quốc kể từ thập niên 50 đến nay. Bên cạnh đó, ông cũng giới thiệu một số kinh nghiệm tiêu biểu về áp dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp nhằm tăng năng suất nhưng không ảnh hưởng đến môi trường.

Được biết, Bộ KH&CN đã có ý kiến trình Chính phủ việc hạn chế tối đa cấp phép cho các KCN, KTT, KCX…hoạt động không hiệu qủa, cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.

Tin và ảnh: Ngũ Hiệp