Bản in
Nơi tôn vinh những sáng tạo khoa học
Ngày 18/2, Lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2010 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đất Việt ghi nhận ý kiến của một số tác giả có công trình và các cụm công trình đoạt giải.
Lĩnh vực khoa học xã hội:

NGND. GS Hà Minh Đức

NGND. GS Hà Minh Đức với công trình nhận đuợc Giải thưởng Hồ Chí Minh “Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề về lý luận thực tiễn văn hoá, văn nghệ Việt Nam”: Khi nghiên cứu văn học, điều khó khăn đối với người viết là phải hiểu được mạch vận động của xã hội như các vấn đề chính trị, kinh tế, thẩm mỹ, giá trị đời sống, thị hiếu và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, điều làm tôi cảm thấy nguy nhất hiện nay là giới trẻ đang dần rời bỏ quá khứ, xem nhẹ quá khứ, xô vào hiện đại, hậu hiện đại.

Không tự nhiên một người trở thành một nhà văn lớn, không tự nhiên một người có một tác phẩm hay mà ngoài tố chất bẩm sinh, người đó còn có mạch dân tộc truyền vào, tinh hoa của đất nước cùng với sự đan cài các khuynh hướng khác nhau như đấu tranh, chống đối, đối lập theo anh đến cả cuộc đời. Tất cả không phải ngẫu nhiên mà đó là một quy luật.


Lĩnh vực khoa học nông nghiệp:

KS. Trần Minh Chánh (công trình nhận Giải thưởng nhà nuớc về KH&CN “Lai tạo, chọn lọc các giống lúa mới phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của địa phương và khu vực”):

KS. Trần Minh Chánh


Tôi may mắn được là một trong những học trò của bác sĩ Lương Định Của. Sau giải phóng, tôi về lại quê hương Bình Thuận và được giao đi tìm đất để xây dựng trại giống lúa. Mục đích lúc bấy giờ là phải làm sao giải quyết việc thiếu lương thực ở địa phương. Một số giống lúa do tôi tạo ra đã được Bộ NN-PTNT đưa vào bộ giống Quốc gia cơ cấu cho các vùng lúa miền Trung và Tây nguyên. đã chọn tạo được các giống lúa có đặc tính di truyền ổn định, nâng cao năng suất bình quân của cây lúa tại địa phương từ 30 – 35 tạ/ha lên 50 –

Trong danh sách 32 công trình khoa học công nghệ (KH-CN) được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước (NN) sẽ được Hội đồng Giải thưởng Nhà nước công bố vào 18.2, lĩnh vực khoa học - xã hội (KHXH) chiếm ưu thế tuyệt đối, gấp hơn ba lần khoa học tự nhiên (KHTN).

Cụ thể, trong số 12 công trình, cụm công trình được đề nghị trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, có 5 công trình thuộc lĩnh vực KHXH. Trong số 20 công trình, cụm công trình được đề nghị trao Giải thưởng NN, có 11 công trình KHXH. Lĩnh vực KHTN chỉ có 5 công trình, trong đó ba công trình được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và hai công trình cho Giải thưởng NN.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH-CN năm 2010 sẽ có mức thưởng 200 triệu đồng cho một giải, Giải thưởng NN sẽ là 120 triệu đồng/ giải.

55 tạ/ha như hiện nay, chất lượng gạo ngon, có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện và tập quán sản xuất của địa phương. Điều đó góp phần đưa lại lợi ích cho người nông dân của tỉnh Bình Thuận và các tỉnh miền Trung hàng chục tỷ đồng/vụ. Tôi rất mong muốn anh em cán bộ kế tục sẽ tiếp tục tạo ra nhiều giống lúa mới.

Lĩnh vực khoa học Y- Dựơc:

TS. Nguyễn Ngọc Trâm nhận đựơc Giải thuởng nhà nuớc về KH-CN cho cụm công trình “Nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam”: 

Bộ KH-CN đã kịp thời hỗ trợ về tài chính để đề tài được triển khai nhanh chóng. Nguyện vọng của tôi là sản phẩm nhanh chóng được tham gia thị trường dược phẩm thế giới. Công trình còn cần được tiếp tục hỗ trợ về kinh phí và đất trồng để phát triển vùng dược liệu Trinh nữ hoàng cung và nghiên cứu sâu hơn về cơ chế, tác dụng của thuốc.

Lĩnh vực khoa học kỹ thuật:

Giải thuởng nhà nước về KH-CN “Thiết kế thi công và chế tạo tàu thñy cao tốc phục vụ lực lượng Cảnh sát biển”, đồng tác giả cụm công trình, KS. Bùi Duy Chinh:

Khi triển khai đề tài gặp rất nhiều khó khăn bởi tỷ lệ nội địa hoá ngành đóng tàu trong nứơc còn rất thấp. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ kỹ sư và thợ đóng tàu chưa đáp ứng đuợc mong muốn nên khó khăn trong việc đổi mới công nghệ.
Đề tài đã mở ra hướng mới cho sự phát triển công nghệ đóng tàu, đặc biệt trong tình hình ở nuớc ta chưa có ai từng thiết kế, thi công đóng mới đối với những tàu tuần tra, tàu quân sự và đặc biệt là tàu cao tốc.

Chúng tôi tin tưỏng và sẽ tiếp tục củng cố, phát triển để tự đảm nhiệm thiết kế công nghệ và thiết kế chi tiết phục vụ thi công những tàu quân sự, đặc biệt là tàu chiến với tốc độ cao hơn để phục vụ cho quốc phòng, đảm bảo an ninh của biển đảo nhất là trong tình hình mới hiện nay.


Lĩnh vực khoa học tự nhiên

GS Lê Bá Thảo lúc sinh thời

Được giới khoa học ghi nhận là một trong những người có vai trò lớn trong việc xây dựng ngành địa lý Việt Nam cũng như phác thảo bức tranh tổng thể về thiên nhiên lãnh thổ Việt Nam, GS Lê Bá Thảo đã vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2010 cho cụm công trình: “Thiên nhiên, lãnh thổ và các vùng địa lý Việt Nam...”. Giải thưởng cao quý này đến với GS Lê Bá Thảo khi ông đã vĩnh viễn ra đi cách đây 12 năm.

GS. Lê Bá Thảo đã có đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy địa lý học trở thành khoa học kiến thiết. Cụm công trình có giá trị khoa học lớn, đặc biệt xuất sắc dẫn tới việc thay đổi quan trọng trong nhận thức của các nhà khoa học, nhà quản lý về các đặc điểm căn bản của sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên Việt Nam.

Nói về nhà khoa học, người thầy của mình, GS. TS Nguyễn Viết Thịnh, nguyên trưởng khoa Địa lý ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện là Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội đã từng viết: tấm gương suốt một đời lao động cật lực, vừa tự học, vừa cống hiến và sáng tạo không ngừng. Đó là trách nhiệm công dân của một nhà trí thức lớn trước những lo toan của đất nước. Đó là lòng trung thực, khảng khái của nhà khoa học. Đó là những công trình mà Thầy để lại cho đời sau. Đó là niềm tin mà Thầy đã đặt vào các thế hệ học trò của Thầy và các đồng nghiệp của Thầy.

Mai Hà (Theo báo Đất Việt)