|
|||
Bức tranh toàn cảnh về chính quyền thuộc địa Công trình của cố PGS. TS Dương Kinh Quốc trình bày rất chi tiết, cụ thể và hệ thống tổ chức, nguyên tắc vận hành và phương pháp hoạt động của chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị nước ta...Trên cơ sở ấy rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho xây dựng nhà nuớc, chính quyền hiện tại. Bên cạnh đó còn cho chúng ta thấy được quá trình chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy nhà nuớc từ phong kiến tập trung sang thực dân nửa phong kiến. Đặc biệt, sau khi công bố, công trình được giới sử học trong và ngoài nuớc đánh giá cao và trở thành cuốn sách gối đầu gường, cẩm nang của những nguời nghiên cứu khoa học nói chung và lịch sử nói riêng. Nói về công trình được nhận giải thưởng Nhà nuớc về KH&CN, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nuớc nhận định, công trình của ông đã đi sâu nghiên cứu chính quyền nhà nuớc qua các thời kỳ lịch sử, giúp cho chúng ta thấy được quá trình chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ phong kiến tập trung sang nhà nước thực dân nửa phong kiến. Ngoài ra công trình còn chỉ ra rõ, trong quá trình xâm lược và thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã không đập tan nhà nước phong kiến mà chúng đã từng bước dùng mọi thủ đoạn để khuất phục và sử dụng lại nó để làm công cụ thống trị. Đồng thời xây dựng một chính quyền mới với các quan cai trị thực dân.
Công trình đã lý giải những vấn đề cơ bản của Việt Nam thời kỳ cận đại… (Ảnh: Mai Hà) Đặc biệt công trình đã làm sáng tỏ chính quyền thuộc địa ở Việt Nam là kết quả của chính sách “địa phương phân quyền” của chủ nghĩa thực dân Pháp. Nó vừa chịu sự chỉ đạo của chính quốc vừa có quyền độc lập tương đối. Và chính quyền thuộc địa ở Việt Nam cũng làm vậy trong việc xây dựng chính quyền cai trị ở 3 kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ). Vì vậy, tổ chức chính quyền Việt Nam là sự thể hiện rõ nét chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp. Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam đã duy trì hai phuơng thức sản xuất phong kiến và Tư bản chủ nghĩa, hai phuơng thức này kết hợp với nhau thành phuơng thức thực dân nửa phong kiến tồn tại cùng với chính quyền thuộc địa cho đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Đi sâu vào bản chất có thể thấy chính quyền thực dân ở Việt Nam đặt ra những chính sách như thuế khoá, ruộng đất, xây dựng nền kinh tế thuộc địa…đều nhằm mục đích là bóc lột sức người, sức thuộc địa làm giàu cho chính quốc. Những chính sách ấy đã làm cho người dân Việt Nam bần cùng hoá đến tột độ, nền kinh tế Việt Nam càng trở nên nghèo nàn lạc hậu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho Việt Nam trở thành mảnh đất gieo mầm cách mạng. Tuy nhiên, cái khó mà GS. Dương Kinh Tế (Em trai của cố PGS.TS) chia sẻ, vấn đề khó khăn nhất mà cố PSG.TS khi bắt tay vào nghiên cứu đó là đề tài đòi hỏi phải nắm vững nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác- LêNin về vấn đề nhà nước và chính quyền, vận dụng sáng tạo những luận điểm ấy vào nghiên cứu để có 1 cách nhìn đúng đắn, khách quan về khoa học chính quyền thuộc địa. Trong khi đó ở Việt Nam chưa hề có 1 công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về chính quyền thuộc địa Pháp tại Việt Nam. Công trình mang ý nghĩa khoa học lớn Công trình của cố PSG.TS đã đưa ra những luận điểm khoa học khẳng định được việc mất nước không phải là tất yếu .Việc mất nước thuộc về trách nhiệm của triều đình Tự Đức. Thông qua nghiên cứu, cố PSG.TS cũng chỉ rõ chính quyền thuộc địa Việt Nam qua hai thời kỳ truớc và sau khi thiết lập chế độ toàn quyền, mối quan hệ của chính quyền thuộc địa với chính quốc. Đồng thời chỉ rõ chính quyền phong kiến Việt Nam từ 1884-1845 chỉ có một chính quyền là chính quyền thuộc địa. Công trình cũng góp phần làm rõ quá trình can thiệp thâm nhập vào bộ máy quản lý làng xã ở Việt Nam. Đây là một trong những thủ đoạn cai trị thâm độc của thực dân Pháp. PSG.TS Trần Đức Cuờng, Phó chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Chủ tich hội đồng khoa học Viện sử học cho rằng tác phẩm của cố PGS.TS Dương Kinh Quốc với nhiều dẫn chứng sinh động, tác giả đã nêu rõ chính sách cai trị hà khác và thủ đoạn bóc lột tinh vi của chính quyền thuộc địa ở nuớc ta trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị, một chính quyền đại diện cho quyền lợi giai cấp tư sản và giới cầm quyền thực dân Pháp.. GS. Văn Tạo, Nguyên Viện truởng Viện sử học Việt Nam cũng nhận định, thông qua tác phẩm, PGS.TS Dương Kinh Quốcđã đứng trên lập truờng chủ nghĩa Mác- Lênin và được tư tưởng cách mạng của Đảng soi sáng, đã cố gắng phơi bầy ra ánh sáng bộ máy thống trị của thực dân như nó đã có, để thấy rõ cái bóc lột tinh vi, tàn bạo của chúng là thông qua cả một bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu, ăn bám tàn bạo như thế nào. Còn xét trên phuơng diện cái mới, công trình của cố PSG.TS lần đầu tiên trình bày cơ cấu tổ chức, phương thức tổ chức và vận hành của bộ máy chính quyền thuộc địa một cách đầy đủ, khoa học. Qua đó đặt cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề khác của lịch sử cận đại Việt Nam. Đặc biệt là việc làm rõ chính sách chia để trị của thực dân Pháp, góp phần lý giải tại sao sau gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp đất nước ta vẫn nghèo nàn lạc hậu. Hiện nay công trình này đã gây tiếng vang lớn trong giới sử học trong và ngoài nước đặc biệt là các nhà sử học Pháp nghiên cứu về Việt Nam . Sau khi công trình được công bố sự hợp tác, nghiên cứu khoa học Pháp- Việt được mở rộng và đẩy mạnh hơn. Mai Mai |