|
|||
Sau hơn 2 năm nghiên cứu, PGS. TS Lê Ngọc Thắng và nhóm nghiên cứu đã hoàn thành đề tài, đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Đề tài đã xây dựng được luận chứng về đối tượng dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. Một số vấn đề khái niệm và nhận thức; tiêu chí xác định. Đề tài cũng đã xây dựng được luận chứng về chính sách đối với các dân tộc thiểu số. Một số khái niệm và nhận thức; vai trò; đặc điểm và mục tiêu của chính sách. Xác định được căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc đổi mới xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. Bên cạnh ý nghĩa về lý luận thì đề tài nghiên cứu cũng có nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn. Đề tài đã đánh giá tình hình thực hiện chính sách, những mặt được, chưa được và nguyên nhân; những vấn đề đặt ra đối với việc đổi mới, xây dựng chính sách trong thời gian tới. Đa số ý kiến của các thành viên hội đồng đánh giá nghiệm thu cho rằng, những đóng góp của đề tài là cơ sở khoa học để các cơ quan hoạch định chính sách về dân tộc xem xét đưa ra những hướng mới về dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Kết quả của đề tài có tính mới, không trùng lặp với kết quả đề tài nào được công bố trước đây.
PGS.TS Lê Ngọc Thắng- Chủ nhiệm đề tài báo cáo tại buổi nghiệm thu (ảnh P.H) Các thành viên hội đồng cũng cho rằng, đề tài có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc bổ sung nguồn tri thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý ở TWvà địa phương trong hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo hướng phát triển bền vững trong giai đoạn mới. Đây là đề tài do Bộ KH&CN đã giao Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện nhằm rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất các nội dung đổi mới, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở nước ta. Phương Hoàn |