|
|||
Đây là kết quả thu được sau đợt diễn tập ứng phó sóng thần và tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng hôm 18/10. 5000 người cùng hàng trăm phương tiện đã thực hành diễn tập công tác sơ tán, tìm kiếm cứu nạn trong thời gian 110 phút. Theo đó, thông tin mà hệ thống cảnh báo của Viettel lắp đặt được được phát đi trên các loa công cộng công suất lớn đặt trên các đài trực canh, đài truyền thanh. Ngoài ra, nó còn được nhắn tin đến máy điện thoại di động của các lãnh đạo địa phương và nhân dân, du khách đang có mặt trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Cũng theo Viettel, so với các hệ thống tương tự trên thế giới, hệ thống của Việt Nam khi thiết kế ban đầu đã dựa trên ý tưởng sử dụng lại hạ tầng mạng truyền thanh của địa phương để phát cảnh báo vì đây là phương tiện thông tin quen thuộc của người dân, hạ tầng rộng khắp. Việc trang bị thêm các cảnh báo bằng đèn, biển báo hiệu cũng rất hữu ích cho người khiếm thính. Ngoài ra, phần mềm và phần cứng của hệ thống cảnh báo sóng thần được thiết kế trong nước nên có thể tiết kiệm chi phí và chủ động hoàn toàn về mặt tính năng kỹ thuật. Diệu Huyền |