|
|||
GS. TSKH. Thân Đức Hiền – Chủ nhiệm Chương trình cho biết, Chương trình hướng đến một số mục tiêu chính như: tập trung phát triển công nghệ cơ bản, nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ trong nước về công nghệ vật liệu; nâng cao khả năng lựa chọn, tiếp thu, làm chủ và cải tiến công nghệ trong một số lĩnh vực như công nghệ điện tử, quang điện tử, vật liệu hợp lim chất lượng cao, vật liệu y sinh và vật liệu có cấu trúc nano, tạo cơ sở cho việc nhập, chuyển giao và phát triển công nghệ trong những lĩnh vực này; tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng và giá trị gia tăng cao;… Trong số các sản phẩm của Chương trình, có 55 loại sản phẩm đã bắt đầu được thương mại hóa như vật liệu polyme siêu hấp thụ nước, túi cao su trữ nước, đệm hơi, ống tuột, các loại vật liệu composit vật liệu polyme chất lượng cao, vật liệu gốm sứ, lõi neo cáp bê tông ứng lực, gối cầu cao su cốt bản thép, vật liệu fucoidan tinh chế, vật liệu kích thích sinh trưởng, vật liệu ứng dụng trong lĩnh vực chiếu sáng,… Một số sản phẩm của Chương trình như các cảm biến điện hóa, cảm biến khí, các vật liệu có kích thước nano ứng dụng trong lĩnh vực doanh nghiệp sinh, lĩnh vực chiếu sáng, vật liệu xúc tác dùng cho việc tăng cường thu hồi dầu,… là những sản phẩm tiên tiến có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, theo GS. TSKH. Thân Đức Hiền, để đưa được sản phẩm ra thị trường còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như kinh phí, thời gian đầu tư, thiết bị chế tạo, phân tích chính xác,… Vì thế, Chương trình rất cần được Nhà nước tiếp tục hỗ trợ về mặt chính sách cũng như kinh phí để những sản phẩm này có thể đi vào thực tiễn.
|