Bản in
Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVIII: Phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về chế độ ruộng đất phong kiến thời kỳ trung đại
Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVII là tên Cụm công trình của cố GS.TS. Trương Hữu Quýnh (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thuộc lĩnh vực Lịch sử - Văn hóa. Cụm công trình đã được Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6.

Theo đó, Cụm công trình gồm hai tập gắn với giai đoạn của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (thống nhất và phân liệt). Theo các chuyên gia, đây là một nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống và toàn diện về tình hình ruộng đất, nền kinh tế nông nghiệp của quốc gia Đại Việt thời quân chủ xuyên suốt 8 thế kỷ (từ thế kỷ XI – XVIII) trên một không gian lãnh thổ rộng lớn từ Bắc Đèo Ngang trờ ra Bắc.

Cũng theo các chuyên gia, Cụm công trình đã hệ thống một cách toàn diện, đầy đủ về chế độ ruộng đất (các hình thái sở hữu, chiếm hữu, phương thức sử dụng ruộng đất,…) cũng như liên quan đến chế độ ruộng đất là chính sách tô, thuế, chính sách mua bán, chuyển nhượng, thế chấp,…
 
Từ góc độ nghiên cứu về chế độ ruộng đất, tác giả công trình đã chỉ ra một số hạn chế trong các chính sách của Nhà nước phong kiến đối với các hình thức sở hữu ruộng đất,…
 
Ngoài ra, Cụm công trình còn có giá trị cao về khoa học và công nghệ; là chuyên khảo sớm nhất và duy nhất cho đến hiện nay đã phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về chế độ ruộng đất, góp phần xác lập các quan điểm, nhận thức về hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kỳ trung đại.
 
Bên cạnh là nguồn tài liệu quý trong quá trình giảng dạy về lịch sử kinh tế, về chế độ ruộng đất, về lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cao,… Cụm công trình còn có ảnh hưởng lớn đến xã hội ở khía cạnh đặt cơ sở cho việc hoạch định chính sách về nông nghiệp và nông thôn; chính sách xã hội đối với nông dân; cơ sở xác định điều chỉnh tiêu chí về nông thôn mới của Chính phủ đã và đang tiếp tục triển khai ở các địa phương trên cả nước.
 
 
Tin: Tần Quỳnh