|
|||
Nhân dịp này phóng viên đã có cuộc trao đổi với GS.TS Đặng Kim Chi, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Phó Chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” (KC.08/16-20). - Việc nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai là lĩnh vực rất cần những nghiên cứu mang tính dự báo. Chương trình KC.08 đã và đang thực hiện có kết quả bước đầu ra sao, thưa bà? - GS.TS Đặng Kim Chi: Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng điểm quốc gia với mã số KC08 thuộc quản lý của Bộ KH&CN thực ra đã được triển khai từ 20 năm nay với 4 giai đoan triển khai, khoảng 5 năm một lần và luôn được bổ sung hoàn thiện và tập trung đầu tư nghiên cứu giải quyết về mặt KH&CN, các vấn đề cấp bách có tính thời sự liên quan đến bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phòng tránh thiên tai. Chương trình KC08 gần đây nhất là Chương trình KC08/16-20 tập trung nghiên cứu KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai. Một trong những mục tiêu của chương trình KC08/16-20 là tập trung nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan như: bão, mưa, lũ lụt, nắng nóng, rét hại. Với mục tiêu này, đã có một số đề tài nhiệm vụ được triển khai thực hiện như: KC.08.01/16-20 và KC.08.06/16-20 nghiên cứu xây dựng hệ thống nghiệp vụ dự báo, đã tạo ra những sản phẩm có giá trị khoa học cao và có tác động lớn đối với kinh tế, xã hội, đó là: Hệ thống nghiệp vụ dự báo khí hậu hạn mùa cho Việt Nam bằng các mô hình động lực Hệ thống mô hình dự báo định lượng mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ Việt Nam theo chế độ nghiệp vụ đã được xây dựng nhằm thông tin dự báo, cảnh báo khí hậu hạn mùa, định lượng mưa góp phần tăng cường khả năng cảnh báo thiên tai, phục vụ bố trí kế hoạch sản xuất nông nghiệp, giảm nhẹ thiệt hại do các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra.phục vụ đắc lực cho bài toán cảnh báo thiên tai liên quan đến mưa lớn như lũ, lũ quét ở khu vực Bắc Bộ. Các kết quả đánh giá dự báo biến động nguồn nước về dòng chảy lũ, kiệt, xâm nhập mặn trong tương lai cùng mô phỏng chuyển dịch thời vụ đã cung cấp thông tin hỗ trợ chỉ đạo sản xuất góp phần chủ động các định hướng phát triển bền vững và lâu dài cho vùng ngập lũ đồng bằng sồn Cửu Long. Hệ thống nghiệp vụ dự báo định lượng mưa khu vực Nam Bộ và cảnh báo mưa lớn hạn cực ngắn cho TP. Hồ Chí Minh và đề xuất về vùng tiềm năng, vùng thích hợp cho chuyển đổi mô hình sản xuất. Hệ thống cảnh báo rủi ro thiên tai bão và áp thấp nhiệt đới cho khu vực Bắc Trung Bộ theo gian thực, với quy mô cảnh báo đến cấp huyện. Phương pháp đánh giá rủi ro đa thiên tai và bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định nhằm giảm nhẹ rủi ro đa thiên tai cho các tỉnh ven biển trung Trung Bộ.
Giao diện website cập nhật bản tin dự báo khí hậu hạn mùa. - Bà có thể chia sẻ một số kết quả nổi bật của Chương trình? - GS.TS Đặng Kim Chi: Các đề tài, dự án của chương trình KC08/16-20 đã đề xuất 38 nhóm giải pháp, quy trình, công nghệ mới có tính khả thi cao để giải quyết những vấn đề nóng của thực tiễn thiên tai và môi trường đang đặt ra tại các vùng miền và địa phương, cụ thể như sau: KC.08.01 và KC.08.06 nghiên cứu xây dựng hệ thống nghiệp vụ dự báo, đã tạo ra những sản phẩm có giá trị khoa học cao và có tác động lớn đối với kinh tế, xã hội... Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, một hệ thống mô hình động lực được xây dựng hoàn chỉnh theo chế độ nghiệp vụ nhằm phục vụ bài toán dự báo khí hậu hạn mùa đã bổ sung một cách tiếp cận mới với các phương pháp, công nghệ hiện đại trong nghiên cứu dự báo khí hậu hạn mùa, có thêm một công cụ dự báo tiên tiến và cảnh báo sớm về các hiện tượng khí hậu cực đoan; cải thiện năng lực và độ chính xác của dự báo định lượng mưa trong khu vực nhỏ, mưa do địa hình, phục vụ đắc lực cho bài toán cảnh báo thiên tai liên quan đến mưa lớn như lũ, lũ quét ở khu vực Bắc Bộ. KC.08.05, KC.08.10 và KC.08.13 đã đạt được kết quả nghiên cứu tổng thể hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình về các vấn đề chính trị, ổn định lòng dân, ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó với lũ khẩn cấp, lũ cực lớn, lũ do vỡ đập đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị và đóng góp thiết thực cho định hướng quản lý, điều hành vĩ mô đảm bảo phát triển ổn định, bền vững trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Giúp các Bộ, ngành trong công tác xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển vùng, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Giúp các địa phương chủ động hơn trong công tác quản lý điều hành sản xuất, quy hoạch phát triển KT-XH, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch chuyển thời vụ đã được ứng dụng tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và Bến Tre giúp địa phương khai thác hợp lý diện tích canh tác vùng ngập lũ, giảm thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Các giải pháp giảm thiểu tác động của thiên tai do hạn hán và xâm nhập mặn vùng Bán đảo Cà Mau do đề tài đề xuất. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện các cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp tích hợp công nghệ thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng để xây dựng các mô hình kinh tế xanh phù hợp với đặc thù từng vùng miền. Mô hình kinh tế xanh cho xã đảo đã được chuyển giao cho chính quyền 3 xã đảo: Việt Hải (Hải Phòng), Nhơn Châu (Bình Định) và Nam Du (Kiên Giang). KC.08.17, KC.08.19, KC.08.20, KC.08.DA01 và KC.08.DA02 đã đề xuất và ứng dụng thử nghiệm thành công nhiều giải pháp và công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải môi trường nông thôn, làng nghề, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước rỉ rác... qua đó góp phần giải quyết những vấn đề rất bức xúc do ô nhiễm môi trường ở một số địa phương. Công nghệ xử lý sinh học rác thải sinh hoạt của đề tài đủ năng lực để xử lý an toàn vấn đề chất thải rắn sinh hoạt rất nhạy cảm và cấp thiết hiện nay, với mức khái toán phí đầu tư xây dựng hệ thống và vận hành công nghệ so sánh được với các giải pháp công nghệ nhập khẩu hiện hữu đang vận hành trên thị trường. Các mô hình giảm thiểu và xử lý chất thải phù hợp với các điều kiện tự nhiên đặc thù tại vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long tương ứng với 3 vùng đặc trưng vùng ngọt, vùng mặn và vùng phèn là một bộ giải pháp với nhiều thành phần tham gia đã góp phần giải quyết vấn đề về vệ sinh môi trường nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, kỹ thuật chuyển đổi chất thải và từng bước nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư nông thôn tại khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình công nghệ tái chế, tuần hoàn tái sử dụng chất thải góp phần mang lại lợi ích kinh tế thông qua tính ưu việt trong quá trình vận hành hệ thống và chất lượng xử lý, nhờ vậy sản phẩm được đánh giá có lợi thế cạnh tranh hấp dẫn về giá cả so với công nghệ nhập khẩu, phù hợp với các làng nghề ở Việt Nam. Mô hình có thể xây dựng đại trà, góp phần giải quyết tổng thể và toàn diện vấn đề môi trường làng nghề, trong đó có các làng nghề tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Hệ thống công nghệ thiết bị tích hợp hóa lý – sinh học và sinh thái BK-IPIBIWE xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác tập trung đã có những đóng góp cho việc đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác tập trung, tạo ra sản phẩm mới có hàm lượng khoa học cao phục vụ thiết thực sản xuất và đời sống. thay thế các công nghệ nhập ngoại có giá cao hơn gấp nhiều lần, cũng như thay thế các công nghệ hiện có không chỉ suất đầu tư cao mà còn thiếu thân thiện môi trường.
Mô hình thử nghiệm bê tông chất kết dính kiềm hoạt hóa tro bay và xỉ lò cao sau 12 tháng áp dụng. - Bà kỳ vọng gì về việc ứng dụng vào thực tiễn của các nhiệm vụ thuộc Chương trình KC.08/16-20? - GS.TS Đặng Kim Chi: Tôi rất tin tưởng về khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các đề tài: với 31/38 đề tài, dự án có kết quả được ứng dụng và có triển vọng ứng dụng trong thực tiễn đạt 81,6%; 20 đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp đã được cục sở hữu trí tuệ cấp hoặc chấp nhận đơn; Hệ thống nghiệp vụ dự báo khí hậu hạn mùa cho Việt Nam bằng các mô hình động lực đã được xây dựng và chuyển giao cho các cơ quan quản lý (Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia - Tổng cục Khí tượng thủy văn). Các giải pháp được xây dựng dựa trên các luận cứ và cơ sở khoa học chặt chẽ, sát với thực tiễn để tránh các đầu tư lãng phí và hiệu quả thấp sau này. Giúp các Bộ, ngành trong công tác xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển vùng, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Giúp các địa phương chủ động hơn trong công tác quản lý điều hành sản xuất, quy hoạch phát triển KT-XH, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Phương án và kế hoạch ứng phó với trường hợp xả lũ khẩn cấp, lũ cực lớn, lũ do vỡ đập trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình (với 10 nhóm kịch bản được xây dựng) phục vụ công tác ra quyết định sát thực, hạn chế thiệt hại về người và của cải cũng như gián đoạn các hoạt động sản xuất do lũ và ngập lũ gây ra. Góp phần nâng cao nhận thức về thiên tai do lũ, ngập lũ, vỡ đập và hoàn thiện các phương pháp tính toán thủy văn, thủy lực, tính toán vỡ đập, ứng dụng phát triển các công cụ, phần mềm mô hình toán hiện đại, mở rộng phạm vi áp dụng cho các lưu vực sông khác ở Việt Nam. Quy trình công nghệ về điều chế đồng oxit từ dung dịch đồng clorua thải và sản xuất gạch nung bằng cách tái chế bùn thải công nghiệp mạ điện sau thu hồi kim loại hoặc nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm thành công bê tông chất kết dính kiềm hoạt hóa sử dụng kết hợp tro bay và xỉ lò cao có vật liệu kết dính chủ yếu là các chất phế thải của nhà máy nhiệt điện và luyện kim (đã được đăng ký giải pháp hữu ích); góp phần phát triển ngành công nghiệp môi trường theo hướng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng dụng khoa học công nghệ vào việc tận thu các nguồn tài nguyên từ các nguồn thải công nghiệp, giảm thiểu rủi ro nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, cộng đồng dân cư, đồng thời phát triển sinh kế, tăng thu nhập cho người lao động. - Là một trong những người đặt nền móng cho đào tạo ngành công nghệ môi trường, bà có nhận xét gì về các chương trình nghiên cứu ngành công nghệ môi trường, bảo vệ thiên tai? - GS.TS Đặng Kim Chi: Vấn đề môi trường và thiên tai đã, đang và sẽ còn có ảnh hưởng nhiều mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của nước ta. Để khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đòi hỏi phải có sự đầu tư và tập trung nhiều nguồn lực, chung tay của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và của cả cộng đồng. Trong đó nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai phải là nòng cốt. Hầu hết các sản phẩm KH&CN của Chương trình KC08/16-20 chủ yếu phục vụ công ích như cải thiện và bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu phát sinh chất thải, cảnh báo, ứng phó hạn chế các rủi ro thiên tai bảo đảm an toàn cho nhân dân và an sinh xã hội nên khó đánh giá định lượng về hiệu quả kinh tế. Hướng nghiên cứu KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai rất cần được tiếp tục triển khai và sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương. Cần nghiên cứu phát triển, hoàn thiện các công nghệ, thiết bị, vật liệu, chế phẩm mới, tiên tiến để xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trong đó, cả về trình độ khoa học kỹ thuật và cơ chế đầu tư, bao gồm cả giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế. Đây là hướng nghiên cứu cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam những năm tới. Khuyến khích các đề tài nhiệm vụ có sự liên thông hay phối hợp với các Chương trình KH&CN khác… là điều rất cần thiết đối với Chương trình KC08 vì KH&CN bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu và KH&CN liên ngành, đa lĩnh vực. Ví dụ: KH&CN bảo vệ môi trường đều có liên quan đến công nghệ sinh học, công nghệ hoá học, khoa học vật liệu,… - Trước tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề môi trường và thiên tai có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống, kinh tế - xã hội. Để khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực đó đòi hỏi phải có sự đầu tư và tập trung rất nhiều nguồn lực. Bà có thể cho biết định hướng trong thời gian tới, nên đầu tư vào vào quy trình, công nghệ mới gì để bảo vệ môi trường hiệu quả? - GS.TS Đặng Kim Chi: Trước hết, cần biết kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu của Chương trình KC 08/16-20 để đáp ứng những yêu cầu bức xúc hiện nay về bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai. Kế thừa và phát triển những thành tựu KH&CN trong nước, chuyển giao ứng dụng có chọn lọc những thành tựu KH&CN tiên tiên của thế giới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ví dụ, phát triển và ứng dụng chuyển giao phương pháp công nghệ tiên tiến, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cacbon thấp. Phát triển và ứng dụng chuyển giao phương pháp công nghệ tiên tiến trong dự báo giám sát các yếu tố môi trường tự nhiên như: đất, nước, không khí, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý. Hoàn thiện phương pháp và quy trình dự báo, ứng dụng các công cụ mô hình công nghệ tiên tiến, tích hợp vào dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro ứng phó hiệu quả các loại hình thiên tai. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến phục vụ kịch bản biến đổi khí hậu, đánh giá tác động với các ngành lĩnh vực địa phương và đề xuất các giải pháp ứng phó hiệu quả thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp điều kiện Việt Nam. - Xin cảm ơn GS. Bài, ảnh: Nhóm PV
|