|
|||
Đồng thời, thử nghiệm cơ chế giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ theo hướng cho phép áp dụng cơ chế đặc thù. Bên cạnh đó, cần thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách thuận lợi cho mô hình spin-off theo hướng cho phép các nhà khoa học được tham gia vào Ban quản lý điều hành doanh nghiệp spin-off để làm chủ công nghệ và đổi mới sáng tạo công nghệ, tạo sản phẩm mới chất lượng và hiệu quả; giao quyền cho các cơ sở nghiên cứu, trường đại học quyết định khai thác, sử dụng các sản phẩm đề tài nghiên cứu từ nguồn ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm về nguồn kinh phí thu được cho việc tái đầu tư nghiên cứu. Hoàn thiện hành lang pháp lý Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng: Cần xem xét bổ sung khái niệm tài sản trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm cả các đối tượng sở hữu trí tuệ tuy không có thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhưng có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Khái niệm tài sản trí tuệ đã được sử dụng trong Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ngày 17/12/2014 của liên bộ Khoa học và Công nghệ, Tài chính quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, cần quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ về việc trao tài sản trí tuệ tạo ra bằng ngân sách nhà nước cho đơn vị chủ trì (viện, trường) làm chủ sở hữu và viện, trường có quyền sở hữu tài sản trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; Xây dựng chế độ quản lý đặc thù đối với tài sản trí tuệ như một ngoại lệ trong quản lý, sử dụng tài sản công. Trên cơ sở các quy định đặc thù, cần sửa đổi Nghị định 70/2018/NĐ-CP hướng dẫn áp dụng Điều 105 Luật quản lý tài sản công theo hướng tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước cho viện, trường, doanh nghiệp khai thác. Cũng theo ông Phạm Hồng Quất, cần có quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ cho phép viên chức tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo công lập được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp khoa học và công nghệ để thúc đẩy thương mại hóa tài sản trí tuệ tạo ra từ cơ sở nghiên cứu, đào tạo đó. Quy định này sẽ là căn cứ để áp dụng ngoại lệ quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức, theo đó quy định cấm viên chức tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ không áp dụng trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Liên quan đến việc hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển mô hình doanh nghiệp spin-off tại Việt Nam, tại buổi tham gia góp ý về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Đại biểu quốc hội Hà Nội) đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm rà soát, bổ sung các quy định pháp luật, các hướng dẫn thực hiện cho loại hình doanh nghiệp spin-off nhằm thúc đẩy, huy động được đội ngũ trí thức, khoa học của các trường, viện nghiên cứu tham gia đổi mới sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khu vực trường đại học, viện nghiên cứu. Đề xuất cơ chế thử nghiệm, thực hiện thí điểm chính sách Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khu vực trường đại học, viện nghiên cứu, để huy động được đội ngũ trí thức, khoa học của các trường, viện nghiên cứu tham gia đổi mới, sáng tạo bằng kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu phát triển mô hình spin-off và tham khảo các mô hình spin-off của các nước trên thế giới, đại biểu Nguyễn Thị Lan kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cho thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách thuận lợi cho mô hình spin-off, trong đó cho phép các nhà khoa học được tham gia vào Ban quản lý điều hành doanh nghiệp spin-off để làm chủ công nghệ và đổi mới sáng tạo công nghệ, tạo sản phẩm mới chất lượng và hiệu quả; giao quyền cho các cơ sở nghiên cứu, trường đại học quyết định khai thác, sử dụng các sản phẩm đề tài nghiên cứu từ nguồn ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm về nguồn kinh phí thu được cho việc tái đầu tư cho nghiên cứu. Mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ spin-off đã rất thành công ở nhiều nước trên thế giới và đã tạo ra doanh thu khá lớn, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội và lan tỏa tinh thần và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên thanh niên. Hiện Việt Nam có 237 trường đại học, 16.500 tiến sĩ, 574 giáo sư và 4.113 phó giáo sư, hàng năm đào tạo khoảng 1.500 tiến sĩ, với 36.000 thạc sĩ, gần 1,5 triệu sinh viên đại học và khoảng vài nghìn đề tài nghiên cứu khoa học các cấp được triển khai từ các trường đại học. Vì vậy, hàng năm rất nhiều đề tài được thực hiện cùng nhiều quy trình công nghệ, sản phẩm khoa học có tiềm năng ứng dụng vào thực tiễn, nhưng chỉ một số khiêm tốn được chuyển giao hay thương mại hóa để tạo ra giá trị gia tăng cao, phục vụ quốc kế dân sinh, gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Để có thể phát huy tiềm năng lợi thế to lớn về trí tuệ, khoa học công nghệ… cần thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ spin-off tại Việt Nam Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cũng cho rằng: Việt Nam cần thực hiện cơ chế thử nghiệm để thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; nghiên cứu ban hành cơ chế thử nghiệm phát triển mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ spin-off tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo: Thử nghiệm cơ chế giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ theo cơ chế đặc thù trên cơ sở quy định tại các Điều 41, 42, 43 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các điều 39], 40, 41, 42 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; miễn trừ trách nhiệm phân chia lợi nhuận cho Nhà nước: không áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 và quy định liên quan đến điều kiện giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tại điều 27, 28 của Nghị định 70/2018/NĐ-CP (yêu cầu phải định giá, thanh toán tiền hoàn trả, phân chia lợi nhuận với chủ sở hữu nhà nước). Đặc biệt, nhà nước cần sử dụng tài sản trí tuệ tạo ra bằng ngân sách nhà nước như một phương tiện sản xuất quan trọng trong bối cảnh hiện nay để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, tạo ra thu nhập để tái đầu tư cho nguồn nhân lực của viện nghiên cứu, trường đại học, đồng thời đóng góp một phần trở về cho ngân sách nhà nước.cần có góc nhìn thực tế để bản thân uy tín cá nhân của cán bộ lãnh đạo, quản lý viện nghiên cứu, trường đại học là một dạng tài sản trí tuệ, tài sản bảo đảm dưới dạng tín chấp đối với các đối tác liên doanh, liên kết với viện nghiên cứu, trường đại học để tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực trình độ cao được khai phóng và sử dụng hiệu quả, phục vụ nhu cầu thị trường. |