|
|||
PGS.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam; GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam); GS.TS. Phạm Huy Tiến; GS.TSKH. Nguyễn Khoa Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam; TS. Lê Đình Tiến, cố vấn cao cấp Hội đồng chính sách khoa học công nghệ Quốc gia, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ; PGS.TS. Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nguyên Trưởng Ban dự báo Chiến lược và Quản lý khoa học; ThS. Nguyễn Thị Vân Nga, Giám Đốc Trung tâm Thông tin – Tư liệu; Lãnh đạo một số Đơn vị trong và ngoài Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cùng đông đảo cán bộ, nguyên cán bộ đã từng công tác, từng là cộng tác viên của Ban dự báo phát triển và quản lý khoa học. Cách đây 30 năm, để đẩy mạnh công tác xây dựng dự báo chiến lược phát triển khoa học Việt Nam, ngày 19/01/1990 Viện khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã thành lập Dự báo Chiến lược và Quản lý khoa học (gọi tắt là Ban dự báo). Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển dẫu có những lúc thăng, trầm nhưng những đóng góp của Ban dự báo đối với sự phát triển của nền KHCN Việt Nam nói chung và Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam nói riêng là rất đáng nghi nhận.
PGS.TS. Mai Hà điểm lại quá trình 30 năm xây dựng phát triển Ban dự báo Phát biểu khai mạc buổi Lễ, ThS. Nguyễn Thị Vân Nga đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Ban dự báo đồng thời bày tỏ mong muốn các thế hệ cán bộ lão thành của Ban sẽ đóng góp những ý kiến chân thực và xác đáng để Ban dự báo nay là Phòng nghiên cứu Dự báo phát triển khoa học có hướng đi đúng góp phần phát triển KH&CN của Việt Nam nói chung và của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nói riêng. PGS.TS. Mai Hà, một trong những lãnh đạo kỳ cựu của Ban dự báo đã có bài phát biểu điểm lại quá trình xây dựng và phát triển của Ban dự báo trong 30 năm qua. Những đóng góp nổi bật của Ban dự báo có thể kể đến như: Đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ vật liệu ở Việt Nam đến năm 2020”; tổ chức soạn thảo và hoàn thành báo cáo “Chiến lược phát triển nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên”; báo cáo “Tổng quan về trình độ công nghệ và chính sách thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ cao trên thế giới”; tích cực tham gia vào việc tổ chức soạn thảo báo cáo của đề án “Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2020”. Bên cạnh đó Ban dự báo đã bố trí lực lượng tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, tổ chức các buổi Seminar học thuật và xuất bản thường kỳ mỗi năm 2 số tập san “Những vấn đề Phát triển Khoa học ở Việt Nam”. Tổng kết lại quá trình 30 năm xây dựng và phát triển, PGS.TS. Mai Hà nhận định Nghiên cứu dự báo, soạn thảo chiến lược và quản lý khoa học là lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt: đó là lĩnh vực nghiên cứu những vấn đề khoa học liên ngành mang tính suy luận và tổng hợp cao. Mặc dù khoa học dự báo và khoa học quản lý ở Việt Nam mới xuất hiện từ những năm 70 nhưng Viện Khoa học Việt Nam đã nhận thức rõ nhu cầu cấp bách và đã có những biện pháp rất kịp thời, phù hợp để phát triển hướng khoa học đặc thù này. Với tiềm lực khiêm tốn, Ban nghiên cứu, Dự báo, Chiến lược và Quản lý Khoa học đã tận dụng mọi khả năng, hợp tác với mạng lưới cộng tác viên để triển khai thực hiện nhiệm vụ và đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Ban nghiên cứu, Dự báo, Chiến lược và Quản lý Khoa học đã thực sự trở thành đơn vị tư vấn hiệu quả cho Lãnh đạo và tham gia trực tiếp vào quá trình soạn thảo một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu phát biểu Chia sẻ về quá trình hình thành và phát triển Ban dự báo, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu bồi hồi nhớ lại: Những năm 80 của thể kỷ trước, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có quyết định về việc phải có chiến lược phát triển khoa học giao cho Phó Chủ tịch HĐBT Võ Nguyên Giáp phụ trách. Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam khi đó là GS.VS. Trần Đại Nghĩa đã đề ra nhiệm vụ phải xây dựng chiến lược phát triển khoa học của Viện Khoa học Việt Nam. Vụ trưởng Vụ kế hoạch tổng hợp khi đó là Trịnh Xuân Khuê được giao nhiệm vụ thành lập tổ nghiên cứu dự báo, coi đó là việc hết sức cần thiết bởi chỉ có dự báo tốt mới có thể lập kế hoạch được. Qua thời gian, Tổ dự báo hoạt động rất sôi nổi và ngày càng phát triển được tách ra trực thuộc Lãnh đạo Viện đổi tên thành Ban nghiên cứu Dự báo Chiến lược. GS.VS. Trần Đại Nghĩa đã có sáng kiến trong bối cảnh Chính phủ đã có chiến lược phát triển Khoa học trên cả nước, triển khai ở tất cả các bộ ngành, tại Viện khoa học Việt Nam muốn xây dựng được chiến lược tốt thì trước hết phải dự báo được hướng phát triển của khoa học. Bên cạnh việc dự báo hướng phát triển thì phải dự báo được nhu cầu của khoa học, trên cơ sở đó khi xây dựng chiến lược phát triển khoa học mới không bị “chệch hướng”. Đó chính là tầm nhìn của vị lãnh đạo đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu cũng đặt ra câu hỏi về nhu cầu dự báo hiện nay có cần nữa không? Việc dự báo phát triển khoa học ngày nay khác với cách đây 30 năm ra sao? Đây sẽ là câu hỏi để các nhà quản lý, các cán bộ đang làm công tác dự báo phải trả lời. Phát biểu tại buổi lễ, PSG.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khẳng định Ban dự báo 30 năm qua đã có những đóng góp rất tích cực cho sự phát triển khoa học công nghệ của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Những định hướng, tư vấn về chiến lược, chính sách đã giúp Viện Hàn lâm đạt được rất nhiều thành tựu. Lãnh đạo Viện cũng mong muốn công tác dự báo chiến lược và phát triển khoa học công nghệ của Viện Hàn lâm sẽ có những bước khởi sắc mới hướng tới những kết quả hữu ích như làm tư vấn cho lãnh đạo trong công tác định hướng phát triển. Lãnh đạo Viện sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho công tác phân tích, dự báo phát triển KH&CN của Viện.
PGS.TS. Trần Tuấn Anh phát biểu Chia sẻ cảm xúc của một người cùng làm trong ngành dự báo, TS. Lê Đình Tiến ghi nhận và cảm phục tầm nhìn, sự sáng suốt của Lãnh đạo Viện Khoa học Việt Nam khi đề ra nhiệm vụ và thành lập Ban dự báo. TS. Tiến cho biết cùng thời gian Viện Khoa học Việt Nam thành lập Ban dự báo thì Ủy ban khoa học nhà nước (nay là Bộ KH&CN) cũng triển khai làm công tác dự báo chiến lược KH&CN. Theo TS. Lê Đình Tiến, công tác dự báo chiến lược KH&CN không có lúc nào là không cần đây là việc làm hết sức cần thiết bởi nếu như không có định hướng cho sự phát triển thì sẽ không thể nào xây dựng được kế hoạch, chiến lược của bất kỳ ngành nào. Cùng chung cảm xúc tự hào về những đóng góp của Ban dự báo trong quá trình xây dựng và phát triển, các nhà quản lý, nhà khoa học, các cán bộ đã và đang công tác ở Ban dự báo đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, những bài học về thành công và thất bại. Ban dự báo đã từng có thời gian gián đoạn hoạt động nhưng trên tất cả, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mình để góp phần phân tích, dự báo về định hướng phát triển KH&CN của Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam nói riêng và nền khoa học Việt Nam nói chung. Bài: Hữu Hào - Bảo Chi Ảnh: Nam Phương
|