|
|||
Nắm bắt xu hướng phát triển toàn cầu Việc sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt đến từ các nước tiên tiến trên thế giới đang là một trong những khó khăn lớn hiện nay của các doanh nghiệp. Theo ông Đặng Quang Định, Giám đốc quản lý ngành Ống, Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho rằng, thị trường muôn hình muôn vẻ, chắc chắn rằng khó khăn ngày một khốc liệt hơn. Khi nước ta đang hòa nhập yếu tố cạnh tranh sẽ theo. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển bắt buộc chúng ta phải thích ứng với môi trường khốc liệt như vậy. Chia sẻ về vấn đề này ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, CMCN 4.0 hay cốt lõi của nó là sản xuất thông minh tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Theo đó có 4 nhóm cơ chế sản xuất thông minh tác động đến doanh nghiệp, trong đó có 2 nhóm cơ chế liên quan đến vấn đề sản xuất (cơ chế về sự tích hợp, cơ chế về tự động hóa); có hai nhóm cơ chế liên quan đến vấn đề công nghệ (cơ chế về rút ngắn quá trình sản xuất, cơ chế xây dựng hệ thống sản xuất ảo). 4 nhóm cơ chế này tác động tổng thể và cộng hưởng với nhau giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất. Trên thực tế, hiện nay tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu có sự quan tâm và đầu tư về công nghệ, nắm bắt xu hướng phát triển của toàn cầu. Năm 2018, Công ty Cổ phần Bê tông khí Viglacera đã đầu tư một dây chuyền hiện đại công nghệ châu Âu được đưa vào sản xuất với sản lượng đạt 200.000 m3/1 năm. Với dây chuyền này hầu như các khâu sản xuất đều được tự động hóa, những sản phẩm đầu ra phải đảm bảo các ưu điểm cách âm, cách nhiệt, chống cháy. Khi sử dụng trong các giải pháp xây dựng giúp giảm tải trọng móng và thời gian thi công nhanh. Ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty Cổ phần Bê tông khí Viglacera – Tổng Công ty Viglacera , toàn bộ dây chuyền thiết bị được tự động hóa khá là đồng bộ. Với việc đồng bộ tự động hóa đã giảm được lao động khá nhiều 30-40% về lao động. Từ đó giúp chúng tôi tăng hiệu quả về sản xuất cũng như chủ động tăng năng suất ổn định về sản lượng. Đầu tư công nghệ nâng cao năng suất Yêu cầu đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cũng là yêu cầu không ít các doanh nghiệp việt nam hiện nay đang nhìn nhận và có những giải pháp phù hợp với thực tế. Đón đầu và áp dụng KH&CN hiện đại với các quy trình sản xuất tự động hóa, điện toán đám mây vào sản xuất, Tập đoàn Tân Á Đại Thành đã được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của ngành cơ khí, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất cho năng suất và chất lượng tốt hiện nay. Tập đoàn đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất với công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn Đức với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, công suất 30.000 tấn sản phẩm/1 năm. Ông Đặng Quang Định, Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết, hiện Tập đoàn đã có 14 nhà máy công nghệ cao. Bắt đầu từ năm 2016 Tập đoàn đã bắt đầu có dây chuyền hiện đại, mới đây nhất là dây chuyền ống nhựa… với công nghệ hoàn toàn tiêu chuẩn Châu Âu và tự động theo tiêu chuẩn 4.0. Dự kiến T11/2019, Tân Á Đại Thành thành lập nhà máy công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam – một trong những nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á với quy mô sản xuất cũng áp dụng công nghệ 4.0. Đầu tư vào công nghệ là gốc có thể chúng ta sẽ đầu tư dần dần, nhưng hướng tối ưu về sản xuất sẽ giúp năng lực cạnh tranh ngoài thị trường tốt hơn. Việc tối ưu sản xuất rõ ràng công nghệ 4.0 đang thích ứng và là tiền đề để các doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn ngoài thị trường. Nền tảng công nghệ số tích hợp với sản xuất thông minh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, những hiệu quả từ đầu tư công nghệ hiện đại có thể thấy rõ. Tuy nhiên, đứng trước cuộc CMCN 4.0 để thích ứng với các phương thức sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều thách thức ở phía trước. |