Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thứ sáu, 29/03/2024 , 03:42 pm
Cập nhật : 26/07/2017 , 11:07(GMT +7)
Thiếu máy test nhanh, khó kiểm tra hóa chất trong thực phẩm
Nếu có nhiều hơn các loại máy test nhanh, việc kiểm tra chất lượng thực phẩm sẽ diễn ra thuận lợi hơ
Việc thiếu dụng cụ test nhanh đang là trở ngại lớn đối với các cơ quan chức năng trong việc giám sát việc sử dụng hóa chất trong thực phẩm.

 Tại buổi làm việc giữa Ban Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM với UBND huyện Cần Giờ về công tác phối hợp quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) ngày 20/7 vừa qua, ông Đặng Xuân Bình, Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết huyện này hiện có 79 cơ sở chế biến thủy hải sản và cá dứa là một trong những đặc sản thường được du khách mua về làm quà.

Tuy nhiên, việc giám sát sử dụng hóa chất trên thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn do không có dụng cụ test (xét nghiệm) nhanh tồn dư kháng sinh. Đối với vấn đề này, ông Bình kiến nghị Ban Quản lý ATVSTP cần cung cấp bộ test nhanh để huyện kiểm định thực phẩm tại chỗ trong quá trình kiểm tra.

Liên quan tới thực trạng trên, BS Nguyễn Văn Trường, Trưởng phòng Y tế huyện Hóc Môn, cho biết trước năm 2017, nhờ có bộ test nhanh thực phẩm được Chi cục ATVSTP cấp nên đoàn kiểm tra có thể phát hiện tại chỗ thực phẩm chứa chất cấm hoặc tồn dư hóa chất vượt mức.

“Từ kết quả này, đoàn kiểm tra sẽ lấy mẫu đưa tới phòng thí nghiệm để phân tích định lượng. Nếu cho kết quả dương tính sẽ đề xuất xử phạt ngay. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, do thiếu bộ test nhanh nên đoàn kiểm tra không thể xét nghiệm thực phẩm như trước” - BS Trường nói.

 BS Bùi Đức Khánh, Trưởng phòng Y tế quận 12, cũng chia sẻ trong quá trình kiểm tra, nếu nghi ngờ thực phẩm có hóa chất, đoàn kiểm tra sẽ phải lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích do không có bộ test nhanh.

 “Nếu mẫu chứa dư lượng chất cấm thì chủ cơ sở chịu chi phí xét nghiệm, còn nếu an toàn thì chúng tôi phải làm giấy đề nghị UBND quận thanh toán phí xét nghiệm. Việc này rất tốn kém vì đa phần các mẫu xét nghiệm đều đạt. Nếu có bộ test nhanh để sàng lọc thực phẩm kém an toàn tại chỗ thì sẽ vừa không phiền hà cho cơ sở lại không tốn ngân sách” - BS Khánh nêu quan điểm.

Theo thông tin từ Chi cục ATVSTP TP.HCM, từ năm 2011 đến 2014, chi cục sử dụng kinh phí trong chương trình mục tiêu quốc gia về ATTP do Bộ Y tế cấp để mua dụng cụ test nhanh cho 24 quận, huyện. Đến năm 2015-2016, kinh phí chương trình bị cắt giảm 60% nên chi cục không thể trang bị bộ test nhanh cho đủ 24 quận, huyện. Năm 2017, kinh phí bị cắt hẳn nên các quận, huyện đều không được cấp dụng cụ test nhanh nữa.

Không chỉ liên quan đến kinh phí, việc thiếu dụng cụ test nhanh còn liên quan đến thủ tục. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý ATTP TP.HCM, cho biết do một số dụng cụ test nhanh như bộ kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ ôi khét, hàn the, chất tẩy trắng… chưa được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành nên ban không thể đứng ra mua do không được ngân sách thanh toán.

“Ngày 14/7, ban đã có công văn đề nghị Bộ Y tế sớm bổ sung các bộ test nhanh nói trên vào danh mục được phép lưu hành để hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát ATTP trên địa bàn TP. Nếu Bộ Y tế không đồng ý, Ban Quản lý ATTP TP.HCM sẽ đề xuất lãnh đạo TP duyệt kinh phí để mua và cung cấp cho các quận, huyện” - bà Lan cho biết thêm.
Nguồn tin: Vietq

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner