Tiềm lực KH&CN Thứ bảy, 20/04/2024 , 07:18 pm
Cập nhật : 18/04/2014 , 17:04(GMT +7)
Phát triển nhân lực vi mạch: Tầm nhìn chiến lược
Các học viên tham gia khóa học đầu tiên thiết kế vi mạch tương tự
Sự ra đời Trung tâm vi mạch Đà Nẵng (Centic) cũng như sự kiện 24 học viên khóa đào tạo Thiết kế vi mạch đầu tiên tốt nghiệp của khu vực này tốt nghiệp cho thấy chiến thuật nhân lực rõ ràng của ngành vi mạch Việt Nam. Điều này cũng khẳng định rõ tầm trọng của việc phát triển nhân lực- vấn đề sống còn trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao.

Hàng loạt các chương trình đào tạo nhân lực được triển khai

Trung tâm vi mạch Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường thu hút nhân lực trong lĩnh vực vi mạch điện tử trong và ngoài nước cùng đóng góp trí tuệ và tâm huyết để xây dựng các sản phẩm công nghiệp điện tử “made in Vietnam”, cũng như thúc đẩy phát triển trình độ khoa học kỹ thuật và đóng góp cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Với sứ mạng đó, Trung tâm vi mạch Đà Nẵng được kỳ vọng là nơi ươm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực vi mạch điện tử để cùng nhau tạo ra những sản phẩm vi mạch có trình độ công nghệ thế giới bằng trí tuệ Việt Nam.

Đằng sau sự chuyển động tích cực của ngành vi mạch trong một thời gian ngắn, có thể thấy nỗ lực của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ICDREC (Đại học Quốc gia TPHCM)  - một trong những hạt nhân của chương trình phát triển công nghệ vi mạch của Việt Nam. Chính ICDREC cùng với Công ty cổ phần Người Đồng Hành chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo học viên khóa đào tạo Thiết kế vi mạch đầu tiên. Sự kết nối này khẳng định tính định hướng và tầm nhìn chiến lược của các nhà hoạch định chính sách trong vấn đề nhân lực. Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC, khẳng định: Sau đào tạo, nếu Đà Nẵng không có nhu cầu khai thác, sử dụng các học viên nói trên thì ICDREC sẵn sàng nhận và việc làm thì khỏi phải lo...

Không chỉ tạo sân chơi mới tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, Hà Nội, việc đào tạo nhân lực ngay tại TP Hồ Chí Minh cũng rất được chú trọng. Dự án đào tạo nhân lực thuộc chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2013-2020 đã triển khai với việc hỗ trợ kinh phí đào tạo. Có thể kể đến khóa đào tạo Thiết kê Vi mạch tương tự (Analog +1) cho 21 học viên. Đây là khóa đào tạo Thiết kế vi mạch tương tự (Analog + 1). Khóa học này,  Sở TT-TT TPHCM hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo.

Hay như đề án đào tạo kỹ sư cho nhà máy sản xuất chip dự kiến xây dựng tại Khu công nghệ cao TPHCM trong Quý 1/2014 cũng tổ chức khoá đào tạo đầu tiên về vận hành nhà máy cũng sẽ được tổ chức. Theo đó một số kỹ sư sẽ được cử sang nhà máy tại Nhật Bản để học tập, nghiên cứu và vận hành nhà máy.

 “Mỏ vàng” chưa được khai thác

Có thể thấy, nhân lực cho ngành thiết kế vi mạch đang là mỏ vàng chưa được khai thác. Chỉ tính riêng tại TPHCM, đã có hơn chục công ty đang đầu tư vào lĩnh vực thiết kế và sản xuất vi mạch như Applied Micro, Arrived Technology... có nhu cầu nhân lực khá lớn. Hơn nữa thiết kế vi mạch mang lại giá trị gia tăng rất cao. Điều này khá rõ với tính toán của ông Ngô Đức Chí, Tổng Giám đốc Công ty Global Cybersoft: Hiện cứ một chuyên viên làm phần mềm Việt Nam mang lại khoảng 1.500 - 2.000 USD/tháng, nhân viên xuất sắc thì kiếm được cho Việt Nam 3.000 USD/tháng. Thế nhưng với chuyên viên thiết kế vi mạch thì dễ dàng kiếm được 3.000 - 6.000 USD/tháng, chuyên viên giỏi có thể kiếm được 10.000 USD/tháng. Như vậy theo cách tính này, nếu chỉ làm phần mềm thuần túy và để đem lại doanh thu cho Việt Nam 1 tỷ USD, cả nước cần phải có khoảng 500.000 chuyên viên phần mềm, nhưng thiết kế vi mạch chỉ cần 200.000 chuyên viên…

 

Nhân lực công nghệ vi mạch- mỏ vàng chưa được khai thác (ảnh: Các kỹ sư chế tạo chíp sinh học tại Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh)

Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, cho thấy các con số choáng ngợp: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho khoảng 500 lãnh đạo chủ chốt của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, 10.000 kỹ sư và những người làm công tác nghiên cứu…

Trong những con số nói trên, riêng với nhân lực thiết kế vi mạch đã là một bài toán. Hiện tại TPHCM, mỗi năm ICDREC đào tạo tầm 105 người cho ngành này, trong đó chọn ra 5 người để tiếp tục đào tạo các kỹ năng mềm phục vụ cho quản lý. Tính ra từ năm 2013 đến 2020, đào tạo được 700 kỹ sư thiết kế vi mạch và 35 quản lý. Cũng cần nói thêm, từ sự lan tỏa của chương trình vi mạch TPHCM, TPHCM và Đà Nẵng có mối liên kết với nhau trong đào tạo vi mạch nên ICDREC đã hướng đến kế hoạch đào tạo gần 300 kỹ sư thiết kế vi mạch tại Đà Nẵng trong giai đoạn trên.

Tin, ảnh: Minh Châu

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner