Sở hữu trí tuệ Thứ năm, 28/03/2024 , 05:57 pm
Cập nhật : 11/08/2016 , 16:08(GMT +7)
Nâng cao vai trò của báo chí trong việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Toàn cảnh Buổi Tọa đàm
Ngày 9/8, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Dự án Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức chương trình tọa đàm “Nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của báo chí”.

Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), thời gian qua tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam vẫn diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, từ hàng tiêu dùng thông thường đến các loại hàng hóa có giá trị cao…. Hiện nay, nổi cộm lên vấn đề vi phạm bản quyền trong môi trường internet, các hành vi sao chép và phổ biến trái phép diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát.

Theo Cục Quản lý thị trường, 6 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 925 vụ, xử phạt trên 5,5 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm trên 4,5 tỷ đồng về giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bao bì; xử lý 222 vụ, phạt trên 734 triệu đồng, trị giá tang vật ước tính trên 5,3 tỷ đồng vi phạm giả về tem, nhãn bao bì hàng hóa và xử phạt 194 vụ, phạt trên 1,4 tỷ đồng, trị giá tang vật trên 1,6 tỷ đồng.

Cũng theo số liệu từ Cục SHTT cho thấy, 6 tháng đầu năm 2016, đơn vị đã tiếp nhận 26707 đơn về bảo hộ quyền SHTT. Trong đó, bảo hộ về sáng chế là 2.399 đơn, kiểu dáng công nghiệp là 1.325, nhãn hiệu đăng ký quốc gia là 19.723 và nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam là 3.016 đơn…

Ông Nishiyama Tomohiro, Cố vấn dự án JICA cho biết: mục tiêu của dự án này nhằm phổ biến rộng rãi quyền SHTT tại Việt Nam. Tuy nhiên, để người dân hiểu và ý thực được thì cần rất nhiều thời gian. Do đó, báo chí sẽ là kênh thông tin quan trọng, là cầu nối để chuyển tải nội dung quyền SHTT đến với người dân. Đồng thời, ông Nishiyama Tomohiro cũng nhấn mạnh vai trò công tác truyền thông trong việc tuyên truyền sâu rộng đến người tiêu dùng. Để có thể hiểu hết về tác hại của việc xâm phạm quyền SHTT, quyền bảo hộ SHTT từ đó họ tự giác không tham gia mua hàng giả, vi phạm SHTT.

Để nâng cao thực thi quyền SHTT, từ năm 2014, Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về SHTT nhằm phù hợp với thực tế trong nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động quản lý Nhà nước cũng được triển khai liên tục và có hiệu quả. Việc phối hợp giữa triển khai “Chương trình phối hợp hành động phòng, chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2012-2015” giữa các Bộ, ngành đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam phối hợp xử lý tốt hơn với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên tình trạng vi phạm quyền SHTT vẫn diễn ra nghiêm trọng.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham gia đều cho rằng, để nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT cần từng bước nâng cao dân trí, làm cho toàn dân hiểu được tác hại của việc xâm phạm quyền sở hữu, quyền bảo hộ SHTT, từ đó hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, đơn vị, tổ chức mình được coi là vấn đề trọng tâm. Do đó, vai trò công tác truyền thông đặc biệt quan trọng. Báo chí cần tuyên truyền sâu rộng cho người tiêu dùng hiểu về tác hại của việc xâm phạm quyền SHTT, quyền bảo hộ SHTT từ đó họ tự giác không tham gia mua hàng giả, vi phạm SHTT.

Tin, ảnh: Bùi Hiếu


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner